Phần 10: Người dân buộc phải di cư
Nghiên cứu được tổ chức Liên Hợp quốc thực hiện chỉ ra rằng năm 2010 là một trong những năm
thế giới phải gánh chịu những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất. Châu Á chiếm 89% trong tổng số 207 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai toàn thế giới trong năm 2010, theo Trung tâm Nghiên cứu Dịch tế Học về Thảm họa (CRED) có trụ sở tại Bỉ.
Không phải đợi đến vài chục năm nữa, mực nước biển dâng hiện nay đang gây thiệt hại nặng nề lên các quốc đảo phía Nam Thái Bình Dương, dẫn đến việc hình thành nhóm người di cư vì
biến đổi khí hậu.
Người dân tại một số vùng thuộc New Guinea và Tuvalu đã buộc phải rời khỏi những vùng trũng thấp. Chính vì vật Chính phủ New Zealand cũng đã đồng ý tiếp nhận luồng nhập cư từ Tuvalu, quốc đảo mà theo các chuyên gia dự đoán, sẽ bị chìm hoàn toàn vào giữa thế kỷ này.
Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Di dân & Người tị nạn, Đại học Dhaka, tại 14 ngôi làng thuộc ba khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, lũ lụt và bão cho thấy người dân đang dời quê hương để tìm kế mưu sinh. Vì năm này qua năm khác cảnh tượng họ thấy là đất đai nứt nẻ, nhà cửa bị ngập nước thường xuyên hơn do
biến đổi khí hậu?
Một nghiên cứu của Hội chữ Thập Đỏ & Trăng lưỡi liềm Đỏ
thế giới tiến hành năm 2000 cho thấy có 25 triệu người phải rời bỏ quê hương vì yếu tố khí hậu.
Một ví dụ cho tình trạng phải di dời vì khí hậu thay đổi là cộng đồng người Inuit ở Bắc Mỹ và Greenland; rồi người dân quanh vùng hồ Chad ở Phi Châu; hay nhiều người dân ở New Orleans, Hoa Kỳ phải đi nơi khác sau cơn bão Katrina hồi năm 2005.
Dự báo đến năm 2015,
Việt Nam sẽ có khoảng 135.000 hộ dân phải tái định cư vì lý do môi trường. Và đến năm 2050, khả năng tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể có tới 1 triệu người phải di dời do những yếu tố lũ lụt và hạn hán lặp đi lặp lại nhiều lần.
Người dân ở các quốc gia và quốc đảo kém phát triển nhất sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề hơn cả. Hậu quả của tình trạng di dân và mất chỗ ở xét trên hầu hết mọi khía cạnh của phát triển và an ninh con người có thể mang tính hủy hoại nghiêm trọng. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định chính trị.
Rõ ràng biến đổi khí hậu đã và đang dẫn tới tình trạng mất chỗ ở và di cư. Mặc dù kinh tế và chính trị là những nhân tố chính dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư như hiện nay, song
biến đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng rõ rệt.
Các thảm họa tự nhiên sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư tạm thời. Khi biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ của các
thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán, số lượng người bị mất chỗ ở tạm thời sẽ tăng lên.
Sự mất chỗ ở và tình trạng di cư có thể được ngăn chặn bằng cách triển khai các biện pháp thích nghi. Tuy nhiên, các nước nghèo không được trang bị đầy đủ để hỗ trợ thích nghi trên diện rộng.
Kết quả là các cộng đồng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như bị nhốt trong vòng xoáy của sự hủy hoại sinh thái mà ở dưới đáy, các mạng lưới an sinh xã hội sẽ sụp đổ khi những căng thẳng và bạo lực gia tăng.
Trong kịch bản xấu nhất nhưng hoàn toàn có thể xảy ra này, các cộng đồng lớn sẽ buộc phải lựa chọn di cư như một cách thức để tồn tại.
(Còn nữa)