Phần 6: Ô nhiễm không khí làm gia tăng mưa bão
Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác đang có những tác động rất lớn đến các đới khí hậu đi qua phía Bắc bán cầu, một nghiên cứu gần đây cho biết. Đó là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài cả thập kỷ vừa công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các chất gây ô nhiễm đang làm cường lực hơn các cơn bão trên Thái Bình Dương, cũng đồng thời gây thêm nhiều biến đổi tới hệ thống khí hậu ở các nơi khác trên
thế giới. Sức ảnh hưởng của ô nhiễm thể hiện rõ nhất vào mùa đông.
Tác giả chính của nghiên cứu, TS Yuan Wang thuộc Viện Công nghệ California, nhấn mạnh: "
Ô nhiễm gây ra những đám mây dày hơn và cao hơn cũng như những trận mưa dữ dội".
Nhóm nghiên cứu cho biết, những luồng ô nhiễm nhỏ bị thổi bay về phía Bắc Thái Bình Dương, tại đây, chúng tương tác với những giọt nước có trong
không khí. Điều này biến những đám mây trở nên dày đặc hơn, góp phần làm những cơn bão trên biển trở nên càng dữ dội.
Nổi bật gần đây nhất là
siêu bão Haiyan vào năm 2013 hình thành từ giữa Thái Bình Dương và đã ảnh hưởng trực tiếp đến Philippines và Việt Nam; Về cường độ được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại với sức gió ở vùng gần tâm bão lên tới 315km/h.
Siêu bão Haiyan đổ bộ vào Philippines ngày 08/11/2013 đã làm 5.200 người chết và gây
thiệt hại 524,3 triệu USD, trở thành một trong những thảm họa tự nhiên chết chóc nhất tại Philippines.
Bình luận về nghiên cứu trên, giáo sư Ellie Highwood - nhà vật lý học khí hậu thuộc University of Reading - nói rằng: “Chúng ta phải gia tăng nhận thức rằng
ô nhiễm trong bầu khí quyển không chỉ gây tác động đến môi trường nơi nó sinh ra, mà còn điều khiển sức ảnh hưởng khủng khiếp đến nhiều nơi khác trên thế giới. Nghiên cứu này chính là một ví dụ điển hình chứng tỏ điều đó”.
Có rất nhiều vùng của Châu Á mà mức độ ô nhiễm đang ở mức báo động. Tại Bắc Kinh, các chất gây ô nhiễm thường xuyên lên đến mức độ cực kỳ nguy hiểm, trong khi tại New Delhi - thủ đô Ấn Độ - việc thải ra các chất này cũng thường đạt lên trên mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế
Thế giới.
Điều này không chỉ gây ra những hệ lụy thảm khốc cho người dân sinh sống trong vùng, hơn nữa còn chứng minh được những tác động khác đối với môi trường, khí hậu, và
Trái Đất. Các loại hình
thiên tai đang gia tăng là mối đe dọa thường trực đến sự sống trên hành tinh.
(Còn nữa)