Phần 3: Giảm tuổi thọ, tăng tử vong
Công bố danh sách 10 “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới năm 2013, ông Richard Fuller, Giám đốc Viện Blacksmith, đã nhấn mạnh rằng sức khỏe của hơn 200 triệu người đang bị
ô nhiễm đe dọa ở các nước đang phát triển.
Hàng trăm triệu người mà tuyệt đại đa số là
người nghèo ở các nước đang phát triển có nguy cơ nhiễm độc rất cao khi phải sống trong 10 khu vực được xem là “điểm đen” gồm Agbogbloshie (Ghana), Chernobyl (Ukraine), sông Citarum (Indonesia), Dzershinsk (Nga), Hazaribagh (Bangladesh), Kabwe (Zambia), Kalimantan (Indonesia), Matanza Riachuelo (Argentina), đồng bằng sông Niger (Nigeria) và Norilsk (Nga).
Các nhà y học
thế giới cho rằng 80% số bệnh của con người đều liên quan đến ô nhiễm môi trường. Trong 30 năm qua, khoảng 40 bệnh mới phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra mới đây cho thấy trên tổng số 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vì
ô nhiễm không khí trong cả năm 2012, có gần 6 triệu nạn nhân người Châu Á qua đời vì các chứng bệnh tim mạch, ung thư phổi, bệnh về đường hô hấp, hen xuyễn…
Theo WHO,
ô nhiễm không khí đô thị làm 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người này thuộc các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình xem xét và phân tích 22 công trình nghiên cứu về sức khỏe của 367.000 người ở 13 quốc gia Tây Âu, các chuyên gia thuộc Đại học Utrecht (Hà Lan) nhận thấy có khoảng 29.000
người đã chết trong giai đoạn từ năm 1990 cho đến nay.
Michael Greenstone, một giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp thu thập dữ liệu về mức độ
ô nhiễm không khí và tuổi thọ trung bình của người dân tại 90 thành phố ở Trung Quốc từ năm 1981 tới 2000. Họ nhận thấy mật độ hạt siêu nhỏ PM2,5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) trong không khí ở miền bắc cao hơn 55% so với miền nam, trong khi tuổi thọ trung bình của người dân ở miền bắc Trung Quốc thấp hơn 5,5 năm so với người dân ở miền nam.
Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts – Mỹ (MIT), mỗi năm tại quốc gia này có trên 200.000 người tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí, 55.000 người trong số này chết vì ô nhiễm giao thông, 52.000 chết vì ô nhiễm từ các nhà máy điện.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết ô nhiễm
môi trường chiếm 23% trong tổng số các trường hợp trẻ em tử vong tại Ấn Độ, và chiếm 2,5% trong tổng số các trường hợp tử vong ở người lớn.
Còn tại Việt Nam, trong báo cáo “Giám sát tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 2012 – Trường hợp nghiên cứu Việt Nam” được đưa ra năm 2013, nhóm nghiên cứu của hai tổ chức DARA International và Diễn đàn các Nước dễ Tổn thương về Biến đổi Khí hậu (CVF) cho rằng đô thị hóa, công nghiệp, sản xuất điện, và các hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam đã dẫn đến nồng độ các hạt bụi trong không khí cao, rất độc hại. Ô nhiễm không khí ước tính gây ra 10.000 ca tử vong mỗi năm ở năm 2010, tăng lên hơn 20.000 người chết mỗi năm vào năm 2030 do mức độ ô nhiễm tăng.
Từ những kết quả nghiên cứu đưa ra như ở trên, Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí đô thị sẽ là nguyên nhân lớn nhất về môi trường, khiến trong những thập kỷ tới, con người sẽ chết sớm và nguyên nhân này còn vượt xa cả những yếu tố gây chết người hàng loạt khác như thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém.
(Còn nữa)