Phần 5: Mối quan ngại ô nhiễm xuyên quốc gia
Theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm gần đây, chất lượng
không khí của các nước Đông Nam Á nơi có khoảng 25 – 30 triệu ha đất than bùn, chiếm 60% tổng diện tích đất than bùn trên thế giới đã bị ô nhiễm bởi nạn khói mù xuyên biên giới.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí xuyên biên giới vẫn chưa rõ ràng nhưng đã xuất hiện những biểu hiện nhất định.
Một số nghiên cứu trên
thế giới, điển hình như Châu Âu và Châu Mỹ cho thấy môi trường không khí ở Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới trong đó đặc biệt đáng lưu ý là mức độ ô nhiễm vào các tháng mùa đông.
Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc toàn bộ miền Bắc và miền Trung Việt Nam đều bị tác động đáng kể từ các nguồn phát thải từ các khu vực phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam của Trung Quốc, Đài Loan đưa sang.
Ô nhiễm khói đã trở thành vấn đề kinh niên ảnh hưởng đến các nước trong khu vực mà nguyên nhân là do tình trạng đốt rừng để mở rộng đất canh tác trên đảo Sumatra ở Indonesia.
Reuters cho biết đêm 24/6/2013, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã lên tiếng xin lỗi Singapore và Malaysia, hai quốc gia bị khói bụi từ cháy rừng ở đảo Sumatra bao trùm. “Với tư cách tổng thống, tôi xin lỗi và muốn được những người bạn Singapore và Malaysia thông cảm” - ông Yudhoyono tuyên bố. Ông khẳng định Indonesia sẽ làm tất cả để dập tắt các đám cháy rừng.
Năm 2013,
khói mù lan sang các nước láng giềng cùng với thời tiết ít mưa đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm khói nghiêm trọng nhất từ trước tới nay – thông tin được đưa ra tại hội nghị về ô nhiễm khói xuyên quốc gia diễn ra ngày 17/07/2013 ở Malaysia.
Ô nhiễm xuyên biên giới không chỉ bị phát tán bởi những cơn gió mà chính con người cũng đang vô tình gián tiếp “xuất khẩu” ô nhiễm từ nước này sang nước khác.
Theo báo cáo của chín nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Mỹ, Anh, công bố trên kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, một ngày nào đó gần 1/4 không khí
ô nhiễm đến từ việc sản xuất tivi, đồ chơi, điện thoại... từ Trung Quốc sẽ tấn công nước Mỹ.
Nghiên cứu trên cho thấy 22% khí casbon monoxide (CO) và 17% cacbon đen ở Trung Quốc có xuất xứ từ việc sản xuất các mặt hàng xuất sang Mỹ. Gió tây đưa những hóa chất độc hại vượt Thái Bình Dương. Chúng tích tụ tại các thung lũng và những khu vực lòng chảo ở các bang miền tây nước Mỹ.
Carbon đen lởn vởn trong không khí, có thể di chuyển rất xa và không bị nước mưa cuốn trôi. Chất này có thể dẫn đến bệnh tim, phổi, khó thở, thậm chí gây bệnh
ung thư.
“Chúng ta (người Mỹ) thuê nước ngoài gia công sản phẩm và để lại ô nhiễm ở các nước đó. Tuy nhiên, một phần sự
ô nhiễm này sẽ vượt qua Thái Bình Dương để trở về ám ảnh chúng ta” - giáo sư Steve Davis, Đại học California, một trong những người thực hiện nghiên cứu, bình luận.
Những luồng
ô nhiễm nhỏ bị thổi bay về phía Bắc Thái Bình Dương, tại đây, chúng tương tác với những giọt nước có trong không khí. Điều này biến những đám mây trở nên dày đặc hơn, góp phần làm những cơn bão trên biển trở nên càng dữ dội – theo kết quả của một nghiên cứu.
(Còn nữa)