Ngành y ứng phó biến đổi khí hậu
Theo Bộ Tài nguyên&Môi trường, biến đổi
khí hậu đã và đang gây ra nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành Y tế. Do vậy, để giúp ngành y tế thực hiện tốt chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho công đồng thì Chính Phủ Việt Nam cần có một hành động, chính sách cụ thể nhằm cải tạo, nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị và xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực cho ngành y tế.
“
Làm thế nào để giảm nhẹ các hoạt động ảnh hưởng tới sức khỏe do biến đổi khí hậu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015” là một trong những mục tiêu ngành y tế đã đặt ra.
Các hoạt động sẽ tập trung vào việc xác định các khu vực dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, hay thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về giám sát biến đổi khí hậu, trong đó có việc giám sát, phát hiện và cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt các bệnh tái xuất hiện và mới nổi.
Kế hoạch sẽ tập trung phổ biến, quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và ngành y tế về công tác ứng phó với
biến đổi khí hậu cho tất cả các đơn vị trong ngành y tế.
Tổ chức các hoạt động truyền thông cho cán bộ, nhân viên ngành y tế và cộng đồng về
biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó; đa dạng hóa các nội dung và hình thức tuyên truyền nhằm chuyển tải hiệu quả các thông điệp bảo vệ sức khỏe thông quan giảm thiểu và thích ứng với
biến đổi khí hậu tới cộng đồng.
Tiến hành điều tra nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe người dân, các bệnh tật chính liên quan đến biến đổi khí hậu, các khu vực dễ bị tổn thương để có các giải pháp ứng phó kịp thời. Triển khai thử nghiệm, áp dụng, xây dựng các mô hình bảo vệ
sức khỏe cộng đồng trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý dữ liệu về sức khỏe, mô hình
bệnh tật liên quan đến biến đổi khí hậu. Gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học của các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sở y tế.
Nhiều ý kiến cho rằng để có thể giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho người dân thì việc cần phải củng cố, đầu tư phát triển hệ thống dự phòng và ứng phó sự cố trước thảm họa thiên tai là rất quan trọng.