quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

TP HCM sẽ đưa rác ra ngoại thành

Thứ Ba, 27/05/2014 | 04:37:17 PM

Sau năm 2015 định hướng của thành phố HCM khi hệ thống thu gom trạm trung chuyển đảm bảo yêu cầu môi trường sẽ đưa ra vành đai trung tâm

Mỗi ngày TPHCM thải ra tới hơn 8.000 tấn rác, nhưng trong 50 trạm trung chuyển rác thải chỉ có 3 điểm đạt yêu cầu vệ sinh môi trường. Những điểm còn lại việc xử lý ô nhiễm chưa được quan tâm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Sống chung với rác

Tại điểm trung chuyển rác ở đường Tân Hóa, Q.6, theo phản ánh của nhiều người dân sống khu vực lân cận, nước thải từ rác rò rỉ tràn ra gây ô nhiễm trầm trọng. Đối diện bãi rác này là Trường mầm non tư thục Bi Bô. Cô Nguyễn Thu Hiền, giáo viên của trường cho biết: “Trước đây, trường thường xuyên tiếp nhận mỗi năm học hơn 30 cháu, nhưng năm nay chỉ còn 20 cháu. Nguyên nhân chủ yếu các bậc phụ huynh không gửi con nữa là do không khí nơi đây bị ô nhiễm nặng bởi điểm rác gây ra”.

Theo tìm hiểu của pv hiện không ít điểm còn nằm ngay trong khu dân cư tập trung, như bãi rác trên đường Lê Văn Chí, Q.Thủ Đức, đường Kha Vạn Cân... điển hình là tại đường Lê Lai (Q.1), nơi vốn tập trung nhiều khách du lịch nước ngoài. Điểm này nằm ngay dưới lòng đường, nước rỉ từ rác tạo thành vũng đen rất hôi hám. Dọc tuyến đường còn la liệt những xe gom rác, càng tăng thêm độ mất mỹ quan đô thị.

Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm đến được bãi rác tự phát của ấp Bình Lợi, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Bãi rác cao như núi, nằm sát khu dân cư, hơn 10 năm qua, gần 40 hộ dân nơi đây đã phải sống chung với bãi rác có diện tích khoảng 1.000m2, không có tường bao quanh và hệ thống xử lý nước thải.

Bãi rác cao như núi ở ấp Bình Lợi, Bình Khánh, huyện Cần Giờ

Anh Nguyễn Ngọc Nam, một trong những cư dân đầu tiên đến sinh sống tại khu vực này cho biết: “Gia đình tôi chuyển đến ở năm 1997, hai năm sau thì bãi đất trống đối diện trước nhà tôi họ bắt đầu đến đổ rác. Lúc đầu cũng chỉ ít rác nhưng đến nay thì mỗi ngày bãi tiếp nhận hàng chục tấn rác từ nhiều xã đổ về”.

Theo những hộ nuôi tôm ở đây, nguồn nước bị ô nhiễm, hàng chục héc ta nuôi tôm của người dân bị ảnh hưởng. Nhiều vụ tôm chết hàng loạt đẩy các gia đình vào vòng xoáy nợ nần. Anh Hồ Sĩ Dương, sinh sống gần bãi rác cho biết: “Gia đình tôi nuôi tôm 13 năm nay, với diện tích hơn 12 ha. Thành quả chỉ có được trong những năm đầu, còn sau đó gần như mất trắng”.

Không có nước sạch để sinh hoạt các hộ dân phải mua nước máy. Anh Nam cho biết, hai đứa con gái của anh thường xuyên bị bệnh đau mắt và các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp do hít phải mùi hôi của rác và khói của bãi rác do đốt. Mùa nắng thì phải chịu hít khói từ bãi rác, còn mùa mưa thì rác chảy tràn ra đường vào tận nhà.

“Tội nhất là mấy đứa nhỏ đi học qua con đường rác vào trời mưa, nước ở bãi rác chảy xuống đường đi ngập cả bàn chân. Đến được trường thì quần áo, giày dép hôi thối không chịu nổi”. anh Nam kể.

Sẽ đưa rác ra ngoại thành?

Một cán bộ ở xã Bình Khánh cho biết, bãi rác ở ấp Bình Lợi ban đầu được xác định chỉ có chức năng là trạm trung chuyển, nhưng sau này do rác ở các xã được tập trung đổ tại đây. Vì không bố trí được nơi đổ rác nên nơi đây huyện sẽ có kế hoạch xây tường bao quanh và xử lý ô nhiễm vệ sinh đảm bảo môi trường cho những cư dân sinh sống gần khu vực này.

Theo anh Huỳnh Tấn Tài, người đang nuôi đầm tôm ở ấp Bình Lợi, UBND huyện cũng đã có kế hoạch xây tường bao, xử lý ô nhiễm cách đây nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một chủ trương cùng biện pháp tích cực nào.  


Bữa cơm gia đình anh Nam ngày nào cũng phải ăn cùng với…ruồi

Lý giải về tình trạng trạm trung chuyển rác gây ô nhiễm khu dân cư, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám Đốc Sở Tài Nguyên&Môi Trường TPHCM cho biết: hiện có đến 70% các trạm trung chuyển rác có diện tích đất không đáp ứng yêu cầu tối thiểu 500m² để xây dựng trạm trung chuyển đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Sở cũng đã yêu cầu các quận, huyện bố trí quỹ đất xây dựng những trạm trung chuyển đáp ứng vệ sinh môi trường nhưng chưa địa phương nào bố trí quỹ đất.

Thống kê cho thấy trong 50 trạm trung chuyển rác chỉ có 3 điểm là hợp vệ sinh, còn 17 trạm được đầu tư thu gom cải tạo xử lý để đạt vệ sinh môi trường, 21 trạm từng bước xóa bỏ hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh môi trường và 9 trạm giảm quy mô, tăng cường công tác xử lí.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, trước đó Sở Tài Nguyên & Môi Trường đã kiến nghị đóng cửa 2 điểm tiếp nhận rác gây ô nhiễm nặng tại Q.Thủ Đức. Với những điểm đang tập kết rác Sở cũng đã chỉ đạo biện pháp phun xịt khử mùi để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Theo ông Phước, sau năm 2015 định hướng của thành phố khi hệ thống thu gom trạm trung chuyển đảm bảo yêu cầu môi trường sẽ đưa ra vành đai trung tâm.

Theo Đỗ Loan (Báo Giao Thông Vận Tải)

Lượt xem: 2655

Các tin khác

Để tài nguyên đất đai là nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội

(09/09/2014 04:01:PM)

3 lý do Việt Nam có thể cân nhắc lập quỹ tài nguyên

(22/08/2014 11:00:AM)

Giữ an ninh môi trường

(08/08/2014 11:05:AM)

Hà Nội: Nước sinh hoạt không đạt chuẩn

(04/07/2014 08:00:AM)

Nước bẩn, suy giảm giống nòi

(23/06/2014 08:49:AM)

Ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống

(14/06/2014 07:59:AM)

Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây nhiều bệnh

(13/06/2014 08:18:AM)

Ô nhiễm, biến đổi khí hậu đe dọa thế giới (P12)

(10/06/2014 08:05:AM)

Ô nhiễm không khí gây hại não

(09/06/2014 04:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE