Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi
Nhiệm vụ của Khoa Lao và Bệnh Phổi (Khoa A5) thu dung và điều trị lao và các bệnh phổi không do lao với các mặt bệnh chính là
ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao phổi, viêm phổi, áp xe phổi, hen phế quản, giãn phế quản – Báo Điện tử VOV dẫn lời PGS TS BS Nguyễn Đình Tiến, Chủ nhiệm Khoa cho biết tại buổi gặp mặt cán bộ là GS, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 58 năm Ngày thành lập khoa tại Hà Nội, Khoa Lao và Bệnh Phổi (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) sáng nay.
Bác sĩ Nguyễn Đình Tiến cũng giải thích nguyên nhân khiến bệnh nhân nhập viện tăng là do
ô nhiễm môi trường nên gia tăng bệnh phối tắc nghẽn mãn tính, ung thư, viêm phế quản chiếm cao; trong đó ung thư thường xuyên chiếm gần một phần hai.
Một nghiên cứu cho biết sống trong môi trường ô nhiễm không khí thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ của
ung thư phổi.
Nghiên cứu này đã tiến hành trên 16.209 người ở Oslo, những người này được đã được giám sát từ năm 1972 đến năm 1998.
Đều đặn từ năm 1974 đến năm 1995, những nhà nghiên cứu đã đánh giá mức độ
ô nhiễm không khí trung bình ở các khu dân cư. Kết quả đã cho thấy, tên của những người được điều tra đã đi ngược lại những số liệu của quốc tế báo cáo về những trường hợp bị ung thư và đã chết.
Theo đó thì 418 người trong số được điều tra đã bị
bệnh ung thư, sau khi giải thích với nhiều nhân tố khác như tuổi tác, giáo dục, thu nhập và cả thói quen hút thuốc, những nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mức độ ô nhiễm không khí càng cao thì có liên quan tới nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.
Nguy cơ phát triển căn bệnh này ở mức 8% với người ở những nơi có mức độ nitrogen oxide gia tăng ở mức 10 ig/m3. Nguy cơ này là 1% và có thể cao hơn với những người sống trong khu vực có sulfur dioxide gia tăng tương đồng.
"Nguồn chính sản xuất ra nitrogen oxide là sự lưu thông của xe cộ, trong khi đó sức nóng là nguyên nhân chính sản xuất ra sulfur dioxide. Những chất này không gây ra bệnh ung thư giống nhau ở mỗi người, nhưng chúng có thể là chất chỉ thị sự hiện diện của căn bệnh
ung thư trong không khí", tác giả của nghiên cứu này đã cho biết. Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng việc hút thuốc gây ra nguy cơ bệnh ung thư phổi cao nhất.