Phần 2: Ô nhiễm vượt mức cho phép
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/5/2014 cho biết phần lớn trong số 1.600 thành phố thuộc 91 quốc gia đang chìm trong
ô nhiễm, vượt quá mức độ cho phép về độ ô nhiễm.
Chỉ có 12% dân số ở 1.600 thành phố được sống trong bầu không khí đạt các tiêu chuẩn quy định của WHO. Số còn lại phải sống ở những nơi có
không khí ô nhiễm nặng nề, khiến họ thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp và các trọng bệnh khác.
Một nhiên cứu chỉ ra rằng gần một phần ba dân số sống ở đô thị Châu Âu hít phải các hạt ô nhiễm
không khí với hàm lượng vượt giới hạn cho phép của Liên minh Châu Âu (EU).
Tình hình
ô nhiễm môi trường ở các nước Châu Á đang có diễn biến xấu trong những năm gần đây. Tại thành phố lớn của các nước như New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), các chuyên gia phát hiện ra mức độ ô nhiễm không khí đều ở mức báo động nguy hiểm đối với cuộc sống của con người.
Các công trình nghiên cứu của WHO ở Đông Nam Á và Trung Quốc cho thấy, khí thải từ các phương tiện giao thông, các cơ sở sản xuất công nghiệp, việc sử dụng than gỗ, than đá và các nhiên liệu khác trong sinh hoạt... đã khiến không khí ở khu vực này thường xuyên trong tình trạng
ô nhiễm ở mức độ cao, thậm chí được xem là tồi tệ nhất thế giới.
Tại Việt Nam, theo số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP Hồ Chí Minh, chất lượng
không khí và tiếng ồn nhiều khu vực ở TP.HCM hiện đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là những khu vực thuộc Bình Chánh, quận 2, quận 6. Riêng về nồng độ bụi đo được ở sáu trạm quan trắc ở TP Hồ Chí Minh đều vượt tiêu chuẩn chất lượng không khí từ 1,5-2,8 lần.
“Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố
ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á”, ông Jacques Moussafir, Công ty ARIA Technologies nước Pháp, đưa ra trong một nghiên cứu.
Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải
độc hại như SO2, NOx. Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Báo cáo của WHO cảnh báo so với những năm trước, chất lượng không khí tại tất cả các thành phố trên
thế giới đều đang "xuống dốc" và, đương nhiên, điều đó khiến cho số nạn nhân tiếp tục tăng lên.
(Còn nữa)