quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

TG 6: Chữ viết thời Hùng Vương ở Tây Giang – Quảng Nam?

Thứ Ba, 22/05/2012 | 10:57:00 AM

Khối đá có chữ viết lạ lùng ở vùng dân tộc Cơ Tu, huyện Tây Giang Quảng Nam được phát hiện từ năm 1938, đến giờ vẫn không rõ là chữ của dân tộc nào.

 
Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh - VACNE

1.Văn trên đá ở Samo
Trên tạp chí “Thư của Hội những người bạn Chăm Pa cổ” (Lettre de la Société des Amis du Champa Ancien - SACHA), phát hành năm 2004 -2005 có bài “Văn khắc trên đá ở Samo: một đoán định giải mã diễn dịch và định ngày tháng” của Daoruang Wittayarat - tiến sĩ trường Thực hành cao cấp Pháp, Đây là bài viết về việc phát hiện dấu vết bản văn khắc cổ mà ông J.Le Picheon (nhà dân tộc học kiêm quan ba, thanh tra đội quân bản địa An Nam, lập các đồn ở hai huyện Hiên và Giằng thời thuộc Pháp mà trong bài viết TG1 - Đường Hồ Chí Minh ở miền Tây Quảng Nam chúng tôi gọi là Le Picheon - bố) tiến hành vào năm 1938.
Khoảng tháng 3 - 4 năm 1938, trên vách đá bờ sông A Vương gần đồn Samo (nay thuộc địa phậnlàng Achia, xã Lăng, huyện Tây Giang) một người lính Xê Đăng đi săn đã phát hiện một vách đá có khắc chữ cổ và báo cáo với Le Picheon - bố. Le Picheon - bố đã cho người phát quang dọn dẹp, làm rõ nét các bản văn khắc trên đá để chụp ảnh (mất 2 ngày). Do gần trạm có tên Samo nên Le Picheon – bố đặt tên là “Văn khắc trên đá ở Samo” (Inscriptions de Samo) – xem bản đồ dưới đây. Le Picheon - bố đã so sánh với các mẫu chữ trên bia Đông Yên Châu (bia cổ sớm nhất ở Quảng Nam, có lẽ ở vùng Chiêm Sơn, huyện Duy Xuyên) và bia Vat Luong Kao (Nam Lào ngày nay) mà nhà nghiên cứu G.Coedès đã xếp vào thế kỷ thứ IV - thứ V.
Đầu năm 2010 cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tìm lại được tảng đá có khắc những ký hiệu với hình thù rất lạ này. Rất nhiều nhà nghiên cứu kể cả chuyên gia Nhật Bản cho đến nay đều không giải mã được nội dung cũng như tự dạng của các “ẩn ngữ” này. Chúng không giống chữ Chăm Pa, cũng không giống chữ Khơ Me cổ, cũng chẳng giống bất cứ văn tự của dân tộc nào đã được biết.

Vị trí “Văn khắc trên đá ở Sa Mô” (I)

 

Khối đá gần Sa Mô, A Vương, Tây Giang có chữ rất “lạ” (I)
Đến nay đã trên 70 năm kể từ khi được phát hiện, vẫn chưa giải mã được nội dung và văn tự lạ này, mặc dù rất nhiều giả thuyết đã được nêu ra [i], [ii]
2. Văn tự thời Hùng Vương?
Các nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa học hiện đại đều thống nhất rằng người Cơ Tu (K’Tu, Ca Tu) ở Quảng Nam (và một số ít ở Thừa Thiên Huế) vốn không phải người bản địa mà là người Việt cổ thời Đông Sơn di cư về phía Nam trong khoảng thời gian cuối đời Hùng Vương (từ khoảng 2500 năm đến 1700 năm cách ngày nay) [iii]. Giai đoạn này Thời đại Hùng Vương có nhiều biến động chính trị: sự chuyển giao quyền lực từ Hùng Vuonwg thứ 18 sang An Dương Vương, Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương, Mã Viện dập tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng để thiết lập quyền cai trị của nhà Hán…Trong bối cảnh đó, một bộ phận người Việt của nền Văn minh Đông Sơn bất hợp tác với chính quyền đô hộ đã bỏ xứ di cư về phía Nam để hình thành cộng đồng người Cơ Tu ngày nay. Họ đem theo và vẫn giữ đến tận ngày nay nhiều trống đồng, kiến trúc nhà Gươl có mái hình mui thuyền, kiến trúc làng bản (vel) theo hình mặt trống đồng Đông Sơn,.trang phục, tập quán của cộng đồng người Việt cổ thuộc nền Văn minh Đông Sơn.
Vương quốc Văn Lang của Hùng Vương đã rất phát triển, lẽ nào Hùng Vương trị vì một đất nước rộng lớn và có trình độ văn minh rất cao mà chỉ dùng cách truyền khẩu và buộc nút dây? Vấn đề là chữ viết thời Hùng Vương đến nay không còn vết tích nào.
Tổ tiên người Cơ Tu di cư về phương Nam cả ngàn cây số mang theo đủ mọi thứ lẽ nào lại không mang theo cả chữ viết của tổ tiên Văn Lang? Liệu những văn tự kỳ lạ trên đá Samo có phải là chữ viết thời Hùng Vương không? Chúng tôi mạnh dạn nêu giả thuyết này mong được giới khoa học giải đáp.


[i] Nguyễn Thượng Hỷ, Ẩn ngữ trên đá Tây Giang. 11/29/2010
 
[ii] Ngọc Thi, Ẩn ngữ bên dòng A Vương17/07/2011
 
[iii] Tạ Đức. Tìm hiểu văn hóa Cơ Tu. Nhà xuất bản Thuận Hóa , 2002
 
 

Lượt xem: 4786

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE