HỘI THẢO KH
TG 13: Tây Giang: từ trống đồng đến vũ điệu “hình ếch” của người Cơ Tu
Thứ Tư, 30/05/2012 | 06:48:00 AM
Từ trống đồng có cụm tượng ếch đến vũ điệu “hình ếch” (ya – ya), người Cơ Tu Tây Giang đang kể câu chuyện không lời về lịch sử trên dưới hai ngàn năm trước của tổ tiên Lạc Việt – Đông Sơn.
Nguyễn Đình Hòe - VACNE
Trống đồng được khai quật tại Tây Giang
1.Tượng ếch và cóc trên trống đồng cổ
Trong những năm 2009 – 2010 Người dân Cơ Tu - Tây Giang liên tiếp phát hiện được trống đồng cổ trong lòng đất.
Một chiếc trống đồng cổ được bà con nhân dân làng Cơ Noonh, xã Ch’Om, huyện Tây Giang phát hiện trong lúc đào móng xây dựng nhà Gươl.Theo nghiên cứu của Bảo tàng Quảng Nam, đây là chiếc trống đồng cổ loại 2 Hê Gơ, có tuổi từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Vành hoa văn ngoài cùng của mặt trống có 4 khối tượng vật (một khối bị mất), còn lại 3 khối tượng, mỗi khối tượng gồm 3 tượng cóc chồng lên nhau [i].
Người dân Tây Giang sau đó lại phát hiện 2 cái trống đồng trong lúc đào đất để làm nhà tại xã A Xan. Chiếc trống thứ nhất còn khá nguyên vẹn, tâm điểm mặt trống trang trí hình mặt trời với 6 tia nắng, trên mặt trống có trang trí nổi 4 con ếch cùng hướng đầu thuận theo chiều kim đồng hồ. Ở chiếc trống đồng thứ 2 trên mặt trống có đắp nổi hình 4 con ếch nhưng lại cùng hướng đầu ngược chiều kim đồng hồ [ii].
Hãy gác lại một bên những tranh luận của giới khảo cổ về niên đại và nguồn gốc những chiếc trống đồng nói trên mà tập trung chú ý đến các khối tượng cóc và ếch trên mặt trống. Bởi vì vũ điệu ya-ya truyền thống của phụ nữ Cơ Tu còn được giới nghiên cứu nghệ thuật đặt tên là vũ điệu “hình con ếch” hay gọn hơn, là vũ điệu “hình ếch”.
2. Vũ điệu ya – ya
Theo các nhà nghiên cứ nghệ thuật, Ya – ya là điệu múa thiêng, điệu múa cầu mùa của người phụ nữ Cơ Tu. Các nhà nghiên cứu nghệ thuật múa cho rằng vũ điệu nêu trên bắt nguồn từ những động tác dâng lễ vật từ thời xa xưa. Cũng có ý kiến cho rằng đó là động tác thể hiện tâm trạng hân hoan, ăn mừng khi săn bắt được thú lớn, lễ đâm trâu,… Động tác múa với hai tay giơ lên trời, hai chân dạng ra đối xứng theo trục dọc, từng được người tiền sử thể hiện qua các hình vẽ trên vách hang động ở Đông Nam Á, như ở hang Pha Deang ở tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan). Đặc biệt, điệu múa còn được thể hiện trên vách đá cheo leo ở vùng người Choang tỉnh Quảng Tây - được các nhà nghiên cứu Trung Quốc coi là những hình vẽ của người Lạc Việt cổ. Nó được xem là bức tranh vẽ trên vách đá của người tiền sử còn nguyên vẹn và hiếm hoi nhất trên thế giới [iii].
Vũ điệu ya-ya Cơ Tu Tây Giang
Vũ điệu ya – ya trên thổ cẩm Tây Giang (vòng tròn đỏ)
Vũ điệu “hình ếch” trên vách đá ở vùng dân tộc Chuang Quảng Tây – Trung Quốc
3. Vậy có gì liên quan giữa khối tượng ếch trên trống đồng cổ với vũ điệu hình ếch ya – ya của phụ nữ Cơ Tu ngày nay?
Trên trống đồng, nếu vầng mặt trời tỏa tia ở giữa mặt trống là dương thì các tượng ếch vây quanh tất nhiên là âm. Kết cấu bộ đôi này là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của nhiều dân tộc. Trong vũ điệu ya – ya, đoàn phụ nữ Cơ Tu vừa múa vừa xoay vòng quanh chiếc cột tế giữa sân. Theo các nghiên cứu văn hóa Cơ Tu [iv] cột tế biểu tượng của dương, có vai trò kiểu như chiếc Linga của người Chăm. Vũ điệu Ya – ya của phụ nữ Cơ Tu là âm để gộp thành bộ đôi phồn thực (cầu mùa).
Có gì đó tương đồng giữa vũ điệu ya – ya với các cụm tượng ếch trên trống đồng cổ mới được phát hiện trong lòng đất Tây Giang? Rất có thể trống đồng mang tượng ếch và vũ điệu ya – ya là câu chuyện không lời về cội ngườn văn hóa Lạc Việt – Đông Sơn xưa của người Cơ Tu, Tây Giang
[iv] Tạ Đức. Tìm hiểu văn hóa Cơ Tu. NXB Thuận Hóa, 2002
Lượt xem: 3940
Các tin khác
Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen (02/06/2014 01:59:PM)
Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (28/05/2014 11:49:AM)
Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn (23/05/2014 10:48:AM)
Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang? (22/05/2014 05:29:AM)
Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn (28/03/2014 03:30:PM)
Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối) (22/03/2014 09:28:AM)
Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1) (20/03/2014 08:56:PM)
Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối) (01/03/2014 03:29:PM)
Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2) (27/02/2014 09:00:PM)