Cuốn truyện tranh này sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng để bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn và
môi trường ven biển.
Người ta gọi chúng tôi là cây
rừng ngập mặn vì chúng tôi sống ở vùng đầm lầy ngập nước triều cửa sông, ven biển.
Từ xa xưa tổ tiên của chúng tôi đã có mặt ở Việt Nam rồi. Trước chiến tranh cha công chúng tôi chiếm cứ hơn 408.000 ha, cây cao và to, bây giờ chỉ còn chưa đến 180.000 ha mà toàn những cây nhỏ bé.
Anh em chúng tôi mỗi người một vẻ. Anh cả Đước có cái rễ chống trên mặt đất như cái nơm. Anh Bần, cô Mắm có rễ thở nhọn như cái chông. Còn anh Vẹt thì rễ thở cong như đầu gối. Ngoài ra chúng tôi cũng có nhiều bà con sống trên đất lầy mặn.
Đặc biệt các anh chị Đước, Vẹt, Trang có hạt nảy mầm thành cây con khi quả còn ở trên cây mẹ gọi là trụ mầm, khi cắm xuống bùn thì đâm rễ, ra lá.
Họ hàng
cây ngập mặn chúng tôi cung cấp cho các bạn nhiều thứ: gỗ, củi than, thuốc nhuộm, đồ uống, thuốc men… Hoa thì nuôi ong mật. Cuộc sống con người dân ven biển gắn bó mật thiết với chúng tôi.
Cành lá xum xuê của chúng tôi là nơi ở, nơi làm tổ cho các bạn chim, thú, trăn, rắn, ong. Còn hệ rễ dày đặt là nơi trú ẩn, nơi kiểm ăn của các chú cua, ốc, cá…
Cảnh lá, hoa của chúng tôi rụng xuống cũng như các chất thải rắn trong sinh hoạt sản xuất nông công nghiệp được các bạn tí hon như nấm, vi khuẩn phân giải thành thức ăn cho nhiều loại hải sản, làm cho
môi trường nước trong sạch.
Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ven biển phát triển tốt là nhờ có sự đóng góp to lớn của anh chị em chúng tôi đấy.
Chúng tôi đã nuôi dưỡng tôm cua bố mẹ từ khi còn non đến lúc trưởng thành mới ra biển đẻ trứng.
Anh chị em chúng tôi đi tiên phong cho việc mở rộng đất ra biển, là
bức tường xanh vững chắc bảo vệ đê, đồng ruộng, làng mạc, giữ cho bờ biển, bờ sông khỏi bị xói lở trước gió bão, nước biển dâng và biến đổi khí hậu.
Theo Minh Phúc (MOITRUONG.COM.VN)