Theo đó, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm: Lập kế hoạch quản lý môi trường và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt. Đồng thời vận hành các
công trình bảo vệ môi trường.
Hệ thống thu gom và
xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và khí thải đúng quy trình đã phê duyệt trong báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã xác nhận.
Cùng với đó thực hiện phân loại và quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường trong trường hợp không tự xử lý.
Đối với chất thải nguy hại, phải lập sổ đăng ký chủ nguồn thải, phân loại theo các nhóm khác nhau, lưu giữ trong kho chứa và quản lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, Thông tư quy định, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hoặc nhận ủy thác nhập khẩu phải được cơ quan quản lý môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ
môi trường trong nhập khẩu phế liệu và thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
Theo Mai Anh (MOITRUONG.COM.VN)