quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Ngày môi trường thế giới, xót xa nhìn mẹ thiên nhiên ngộp trong ô nhiễm

Thứ Sáu, 07/06/2019 | 07:31:00 AM

Gần 40 năm Ngày môi trường thế giới ra đời và đánh động ý thức người dân toàn cầu, thế giới vẫn chứng kiến hình ảnh bà mẹ thiên nhiên bị ô nhiễm đến đau lòng.

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

 

Hơi nước và các chất hóa học độc hại từ nhà máy điện ở Wollongong (Úc) đang thải ra môi trường. Chất thải do đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… là nguyên nhân chính khiến Trái đất nóng dần lên - Ảnh: Thomson Reuters

 
Năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chọn ngày 5-6 hằng năm là Ngày môi trường thế giới nhằm kêu gọi chung tay vì một Trái đất xanh.
 
Kể từ năm 1974, ngày này chính thức được hưởng ứng rộng rãi.
 
Bắt đầu với chủ đề "Chỉ một Trái đất", đến nay Ngày môi trường thế giới trải qua 45 chủ đề khác nhau từng năm.
 
Năm 2019, Liên Hiệp Quốc chọn "Ô nhiễm không khí là trọng tâm", với mục tiêu nâng cao nhận thức tìm giải pháp toàn cầu cho vấn đề này.
 
Theo trang Business Insider, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 8,8 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu.
 
Trong khi đó, hiện tại có đến 91% dân số thế giới đang sinh sống ở những nơi điều kiện không khí không đạt chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
 
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở ô nhiễm không khí, môi trường hiện nay gặp phải muôn vàn thách thức khác như ô nhiễm nguồn nước, rác thải đại dương, mất rừng, nước biển dâng…
 
"Cần nhớ rằng Trái đất chúng ta có rất nhiều loài động thực vật ngoài con người, và môi trường sống rất cần được bảo vệ" - trang này viết.
 
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy môi trường đang chịu tác động khủng khiếp như thế nào:

 
 
Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm
 
Công nhân quét đường buổi sáng ở Greater Noida, gần New Delhi, Ấn Độ ngày 10-10-2017. Một số chất hóa học thải ra từ nhà máy và phương tiện chạy bằng xăng, như NO, SO2, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra sương khói độc hại - Ảnh: AP

 

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

 
Hiện tượng khói độc này rất phổ biến ở những thành phố đông dân tại Ấn Độ và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

 

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

 
Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường hàng đầu thế giới. Trong hình, một con sông nhỏ ở nước này đã chuyển thành màu đỏ do nước thải trực tiếp từ một nhà máy hóa chất ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

Tràn dầu ở vịnh Mexico vào ngày 2-6-2010. Theo các nhà khoa học, môi trường nước ở nhiều nơi trên thế giới
hiện nay chứa đầy các chất hóa học từ hoạt động nông nghiệp và công nghiệp của con người, là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa đe dọa cuộc sống của nhiều loài động vật thủy sinh - Ảnh: REUTERS

 

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

 
Tảo ở Hồ Sào, Trung Quốc trông chẳng khác gì nước sơn - Ảnh: REUTERS

 

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

 
Rác thải dày đặc ở vùng ven biển Manila (Philippines). Theo ước tính, hiện có khoảng 8,8 triệu tấn rác được thải vào đại dương hằng năm - Ảnh: REUTERS

 

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

 
Người dân ở làng Natwarghad tại bang Gujarat (Ấn Độ) đang xếp hàng lấy nước giếng công cộng. Hiện tại, hạn hán đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết nếu không giảm được lượng CO2 thải ra môi trường, các quốc gia ở châu Phi, Tây và Nam Á trong tương lai sẽ chịu hạn hán gấp 10 lần hiện tại - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

 
Lòng hồ thủy điện Itumbiara (Brazil) không còn một giọt nước trong đợt hạn hán kỷ lục năm 2013 - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

 
Tốc độ tan băng ở Greenland (Đan Mạch) đang tăng dần - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

 
Trong môi trường sống hiện tại, nhiều động đã tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu mới đây, số loài mất đi từ khi con người xuất hiện nhiều hơn cả lịch sử hình thành tự nhiên trước đó. Trong ảnh là loài mèo rừng Nam Mỹ ở Peru đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

 
Hiện tại có hơn 26.500 loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trong ảnh là con tê giác đen và đứa con mới sinh tại Chester, miền bắc nước Anh vào tháng 10-2012 - Ảnh: REUTERS

TT (tổng hợp)

(Tin Môi Trường)

Lượt xem: 1251

Các tin khác

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE