Nằm ở huyện Hướng Hóa Quảng Trị, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là nơi giao lưu của các luồng thực vật Bắc Nam, khu vực Đông Dương, là điểm nóng về đa dạng sinh học mang tầm vóc quốc tế, cũng là nơi sinh sống cuả không ít loài động thực vật có ý nghĩa bảo tồn qóc tế.Khu BTTN có diện tích 23.300 ha, trong đó 15.68 ha thộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Một góc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Hệ sinh thái đặc trưng của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là HST rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp dưới 600m.Đã phát hiện nơi đây có 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ,trong đó có 17 loài được nêu trong Sách Đỏ Việt Nam. Có 42 loài thú, 17 họ, 6 bộ đã được ghi nhận cùng với 171 loài chim mà 12 trong số đó có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Về bò sát ếch nhái có tổng cộng 61 loài mà Rùa hộp ba vạch thộc loại quý hiếm.
Mục tiêu bảo tồn của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa khá toàn diện, gồm:
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Bảo vệ quần thể các loài động thực vật quý hiếm đang bị đe dọa, các hệ sinh thái rừng núi thấp miền Trung
- Duy trì giá trị sinh thái và phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn đối với khu vực
- Tạo cơ hội để cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn, bảo vệ rùng, góp phần phát triển kinh té xã hội của dân cư ống trong vùng.
Tuy mới chính thức được thành lập chưa lâu, nhưng Khu BTTN đã xây dựng và thực hiện một Chương trình hoạt động khá đồ sộb bao gồm các nội dung về bảo vệ, về phục hồi sinh thái, về nghiên cứu khoa học, về truyền thông giáo dục cộng đồngvà về vùng đệm.
Trong chuyến khảo sát hực tế của VACNE ngay sau Hội thảo Bảo tồn DDSH dãy Trường Sơn lần thứ 4 vừa qua, GS TSKH Đặng Huy Huỳnh gợi ý nên lấy con Thỏ Vằn làm biểu tượng cho Khu BTTN. Có ý kiến gợi ý nên đặt hình tượng Thỏ Vằn trên nền núi Voi Mẹp, nóc nhà của Quảng Trị. Đây có thể sẽ là một biểu tượng đẹp.
( Theo Tờ rơi của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa )