quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Về sự "đánh đổi" thực hiện Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Thứ Ba, 04/10/2011 | 01:57:00 PM

Tham luận của PGS. TS Phạm Bình Quyền, Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững

 
 

Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được điều chỉnh tách ra từ Dự án thủy điện Đồng Nai 6 do Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các văn bản QĐ 1483/CP-CN ngày 19/11/2002 và 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011.
Việc xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xuất phát từ yêu cầu bức thiết của sự phát triển, phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030. Tuy vậy, trong vùng Dự án có các đối tượng quan trọng có giá trị quốc tế và quốc gia cần được bảo tồn, nên chúng ta cần thận trọng đánh giá. Cân nhắc để “đánh đổi” một cách hợp lý, phục vụ cho phát triển nhưng không gây ảnh hưởng nặng nề đối với sự nghiệp bảo tồn.
Trong vùng Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có các đối tượng bảo tồn quan trọng như VQG Cát Tiên, Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới ở Đồng Nai, được UNESCO công nhận trên cơ sở mở rộng tiền thân Khu dữ trữ sinh quyển Cát Tiên cũ (công nhận ngày 10/11/2001); Khu Ramsar Bàu Sấu được Ban thư ký công ước Ramsar công nhận ngày 4/8/2005; Khu bảo tồn loài Tê giác và sinh cảnh Bàu Sấu, Rừng phòng hộ Nam Cát Tiên; và xa hơn có Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai; Ngoài ra trong vùng còn có thánh địa Cát Tiên và có thể có các di chỉ khảo cổ khác.
Việc xây dựng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ có tác động môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học trong vùng mà trước hết là VQG Cát Tiên, Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới ở Đồng Nai, Rừng phòng hộ, Khu Ramsar Bàu Sấu. Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai. Để có thể đánh giá mức độ tác động môi trường đối với các đối tượng bị tác động, có thể phân tích như sau:
-         Việc xây dựng Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có tác động đối với hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái trên cạn theo chiều hướng khác nhau. Đối với hệ sinh thái trên cạn bị thu hẹp diện tích do bị ngập mất 137 ha; còn hệ sinh thái Đất ngập nước được mở rộng tăng diện tích (về lý thuyết) thêm 137ha. Tuy vậy, trong thực tế, diện tích ngập nước của khu Ramsar Bàu Sấu rộng 3500ha vào mùa mưa và thu hẹp lại còn 100-150ha vào mùa khô. Vì vậy việc mở rộng thêm 137ha ngập nước có thể có tác động tích cực tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động sống cho cá sấu nước ngọt và Tê giác một sừng (loài nguy cấp cần được bảo vệ). Ngoài ra, việc mở rộng diện tích ngập nước sẽ tạo điều kiện cho các loài động thực vật phát triển, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các loài chim nước phát triển, tạo điều kiện an toàn hơn cho các loài động vật săn mồi ở dưới nước.
-         Đối với hệ sinh thái trên cạn diện tích 137ha bị ngập, chủ yếu là đất rừng trọc, rừng phục hồi sau bị tác động do chiến tranh và do khai thác nên sinh khối thấp, các loài gỗ quý hiếm không còn nhiều, khả năng làm giảm hấp thụ cacbon (CO2) không lớn. Hơn thế, khả năng hấp thụ cacbon có thể tăng nhờ giải pháp trồng rừng bù đắp do chủ dự án thực hiện.
Về không gian hoạt động sống của sinh vật trên cạn bị thu hẹp mất 137ha/31.000ha ở Cát Lộc chỉ bằng 0,44% là không đáng kể nếu so sánh với diện tích bị ngập vào mùa mưa 3.500ha thì sự ảnh hưởng đến vùng hoạt động sống của động vật là không lớn và bên cạnh đó còn có Vườn Quốc gia Cát Tiên, nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm.
Như vậy, các tác động do thực hiện Dự án đến hệ sinh thái, đến Đa dạng sinh học là không lớn và vì sự phát triển nếu cần có thể“đánh đổi”.
Việc thực hiện dự án làm ngập mất đường tuần tra, mở rộng diện tích ngập nước khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát và có nguy cơ đối với an toàn bảo tồn ĐDSH cả khi thi công và cả khi vận hành Dự án. Đây là điều dự báo và sự lo ngại hoàn toàn đúng. Tuy vậy việc này Chủ dự án và cơ quan quản lý Khu bảo tồn đảm bảo thực hiện tốt bằng các giải pháp như:
-         Đầu tư làm lại đường tuần tra mới to, đẹp hơn
-         Có biện pháp kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt trong công tác bảo tồn ĐDSH và xử lý nghiêm ngặt đối với các hành vi lợi dụng làm tổn hại đến ĐDSH trong khi thực hiện dự án.
-         Chủ đầu tư đảm bảo cung cấp kinh phí thường xuyên hỗ trợ nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát bảo tồn ĐDSH.
-         Chủ đầu tư đảm bảo đầu tư trồng lại rừng bị mất và mở rộng diện tích rừng.
Với những thông tin đề cập ở trên cho thấy dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có gây tác động đến đa dạng sinh học, môi trường khu vực VQG Cát Tiên nhưng không lớn và so sánh đánh giá được – mất thì nên cho phép Dự án được triển khai thực hiện. Các khả năng và giải pháp cải thiện để giảm thiểu tác động tiêu cực đến mức chấp nhận là có điều kiện khả thi. Chủ Dự án xem xét thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cấp chất lượng báo cáo ĐTM
 
 

Lượt xem: 1539

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE