quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Thủy điện 6- 6A Đồng Nai - “đánh đổi có điều kiện”

Thứ Bảy, 01/10/2011 | 07:27:00 AM

(TN&MT)Đó là ý kiến chung nhất được đưa ra tại cuộc hội thảo Khoa học về các vấn đề môi trường dự án thủy điện 6 và 6A Đồng Nai do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức sáng nay (30/9) tại Hà Nội.

 

 Theo báo cáo của ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đức Long Gia Lai và ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó chủ nhiệm dự án, việc xây dựng hai nhà máy thủy điện 6 và 6A sẽ có hơn 128 ha đất Vườn quốc gia Cát Tiên vị mất vĩnh viễn (105,5 ha lòng hồ, 22,87 ha công trình chính). Bù lại là sản lượng điện trên 929,16 triệu Kwh gần bằng sản lượng điện tiêu thụ hiện nay của ba tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Phước. Chủ đầu tư cho rằng việc xây dựng nhà máy sau đập phía bờ phải, hồ điều tiết ngày sẽ không gây ra tình trạng sông chết, không ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên bày tỏ mối quan tâm sâu sắc trước những tác động về môi trường khi khi triển khai hai dự án này. Bởi Vườn quốc gia Cát tiên không chỉ là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, có khu Ramsar Bàu Sấu, Khu bảo tồn loài Tê giác và sinh cảnh Bàu Sấu, mới đây còn được đệ trình vào danh sách đề cử Khu di sản thiên nhiên thế giới. Khách nước ngoài tới thực hiện các chuyến du lịch sinh thái tại đây tăng 30 - 40% mỗi năm. “Vườn quốc gia chịu nhiều áp lực về nạn săn bắn động vật hoang dã, khai thác gỗ. Trong 2 năm 2009, 2010, chúng tôi thu tới 2.000 bẫy thú, và nhiều súng săn. Khi hai nhà máy thủy điện hình thành chắc chắn áp lực về khai thác đa dạng sinh học trái phép, dân cư tại đây sẽ tăng mạnh”- ông trần Văn Thành nói
Sau bài trình bày báo cáo tổng hợp và phân tích dư luận xã hội về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, của TS. Lê Hoàng Lan (Ban phản biện xã hội của Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam); TS. Phó giáo sư Nguyễn Đình Hòe, trưởng Ban phản biện đã trình bày bản phân tích về sự “đánh đổi” giữa bảo tồn và phát triển tại hai dự án này.
Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe, phát triển là bài toán đánh đổi giữa kinh tế và môi trường. Một dự án, đặc biệt là dự án thủy điện, chỉ được chấp nhận khi có những giải pháp khắc phục tác động tiêu cực về môi trường, xã hội; đảm bảo sự hài hòa các phúc lợi kinh tế - xã hội và môi trường. Thủy điện 6 và 6A có lợi thế chỉ mất 1,5 ha rừng/MW điện (trong khi các dự án thủy điện khác mất tới 16 ha rừng), hồ là đập dâng lòng sông, ít ảnh hưởng tới dòng chảy. Sau khi thị sát thực tế và phân tích tài liệu, TS Nguyễn Đình Hòe cho rằng, việc xả nước phát điện trong mùa khô tại đây sẽ góp phầ tăng dòng chảy dòng sông Đồng Nai vào mùa cạn, không làm giảm mực nước ngầm hạ du, không nhấn chìm thánh địa Cát Tiên và các di chỉ khảo cổ khác. Tuy nhiên đối với việc làm mất 138 ha rừng (ước tính làm giảm hấp thụ chừng 2.300 tấn CO2/năm) cần được chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế cùng với việc cần tính đến tác động xấu đến nghề cá trong đánh giá tác động môi trường. “Đây là sự đánh đổi có thế chập nhận được nếu chủ đầu tư đưa ra các giải pháp hiện thực về môi trường” – PGS.TS Nguyễn Đình Hòe nói.
Là người trong cuộc, ông Bùi Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, Bình Phước không phải đối việc xây dựng hai nhà máy thủy điện 6 và 6A, nhưng tỉnh “đứng về phía bảo vệ quyền lợi của người dân, và đứng về phía bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên”, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện trách nhiệm trồng lại rừng, có phương án bù đắp thiệt hại cho những người dân bị ảnh hưởng và có trách nhiệm trả lại cấp đường giao thông như hiện nay sau khi toàn tất việc thi công công trình. Đồng thời phải xây dựng quản lý vận hành liên hồ chứa trên sông Đồng Nai mới có thể bảo đảm an toàn dòng chảy. “Bình Phước và các tỉnh Đak nong, Đồng Nai sẽ phối hợp cử nhóm giám sát việc triển khai dự án của chủ đầu tư để bảo vệ quyền lợi người dân, và môi trường” ông Bùi Văn Thạch nhấn mạnh.
Cùng chung quan điểm này, Ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cảnh báo về tình trạng lợi dụng việc triển khai dự án để khai thác gỗ trái phép; cảnh báo việc duy trì dòng chảy sông Đồng Nai rất phức tạp vì “các dự án thủy điện có nhiều nhưng không cùng một chủ quản lý”.
Có thể thấy, đến thời điểm này, điều quan trọng nhất đối với chủ đầu tư là xây dựng được báo cáo đánh giá tác động môi trường thỏa mãn các yêu cầu bảo vệ được Vườn quốc gia Cát Tiên, lợi ích người dân trên địa bàn với ý thực sẽ thực hiện nghiêm túc các giải pháp chứ không phải “làm để thông qua dự án” như một cảnh báo được đưa ra tại hội thảo.
                                                                                          Thao Lan

(Báo TN&MT)

Lượt xem: 2891

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE