quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Thông báo số 1: Về việc mời chuẩn bị và tham gia Hội thảo khoa học

Thứ Tư, 04/12/2013 | 07:33:00 AM

(VACNE) - Hội thảo bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn lần thứ 6 tập trung vào chuyên đề bảo tồn sự đa dạng của tri thức bản địa, nói rộng hơn là đa dạng văn hóa – sinh học của dãy Trường Sơn.

Thông báo số 1: Về việc mời chuẩn bị và tham gia Hội thảo khoa học

HỘI THẢO
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DÃY TRƯỜNG SƠN LẦN THỨ 6
Chủ đề: Tri thức bản địa gắn với sinh kế
của cộng đồng các dân tộc dãy Trường Sơn
 
Đặt vấn đề:
Ngay từ Hội thảo đầu tiên, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã xác định khái niệm dãy Trường Sơn bao gồm các tỉnh Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Tri thức bản địa liên quan mật thiết với sinh kế của cộng đồng, đến bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh học, kể cả các lĩnh vực quản lý rừng, các phong tục tập quán, hương ước và luật tục trong canh tác nông, lâm, ngư nghiệp, các giống cây lương thực, cây gỗ va phi gỗ, cây thuốc và chăm sóc sức khỏe cộng đồng,… Nó được hình thành và phát triển trên cơ sở tương tác giữa con người với thiên nhiên và môi trường từ hằng ngàn đời nay.
Ngày nay, thế giới đang đối mặt với sự thoái hóa nguồn tài nguyên sinh học và những thách thức trong việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Đồng thời, tri thức bản địa ở nhiều nước đang phát triển cũng đang biến mất một cách nhanh chóng. Sự hiểu biết, thừa nhận, đánh giá và bảo tồn tri thức bản đia liên quan đến ĐDSH khu vực Trường Sơn là việc quan trọng, cần được tiến hành khẩn cấp trước khi nó biến mất vĩnh viễn, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, của sự toàn cầu hóa nền kinh tế thị trường đang diễn ra. Việc này còn góp phần huy động được cả sức mạnh của văn hóa truyền thống, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các cộng đồng có nhiều người nghèo, giúp họ tự tìm ra cách thức thoát nghèo một cách bền vững.
Chính vì vậy, tiếp theo các Hội thảo khoa học về bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Cục bảo tồn Đa dạng sinh học phối hợp với các cơ quan và địa phương hữu quan tổ chức từ năm 2008 đến nay, Hội thảo lần thứ 6 này tập trung vào chuyên đề bảo tồn sự đa dạng của tri thức bản địa, nói rộng hơn là đa dạng văn hóa – sinh học của dãy Trường Sơn. Những nội dung sẽ được đề cập là rất quan trọng về lý luận và thực tiễn, nhưng còn đang bị bỏ ngỏ, chưa được điều tra đầy đủ, chưa được đánh giá một cách hệ thống.
 
Dự kiến Chương trình Hội thảo lần 6 gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề chung
-          Cập nhật thông tin bảo tồn ĐDSH của cả nước (Cục Bảo tồn ĐDSH, Bộ Tài nguyên và Môi trường)
-          Những thông tin mới nhất liên quan tác động Biến đổi khí hậu lên ĐDSH dãy Trường Sơn (Mời Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH, Ban BĐKH, VACNE)
 
 
Phần 2: Chuyên đề Tri thức bản địa gắn với sinh kế của cộng đồng các dân tộc trên dãy Trường Sơn. Dự kiến các bao cáo chính sau đây:
-          Bảo tồn sự đa dạng Văn hóa – Sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn (TSKH. Trần Công Khánh)
-          Bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức y học gia truyền của các dân tộc ở Tây Nguyên. (TS. Trần Văn Ơn) 
-          Tổng quan các mô hình cộng đồng bảo tồn tri thức bản địa ở Tây Nguyên và  Việt Nam (Đại học Tây Nguyên)
-          Sinh kế và vấn đề tri thức bản địa ở vùng ven biển nam Trung bộ (PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe)
-          Huy động cộng đồng bảo tồn tri thức bản địa góp phần phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu (TS. Trần Văn Miều).
-          Tri thức bản địa – Đa dạng sinh học – sinh kế cộng đồng (báo cáo của sở TNMT địa phương đăng cai)
-          Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và vấn đề tri thức bản địa (các tổ chức tài trợ Hội thảo, ví dụ IUCN, WWF,…)
-          Kính mời các nhà khoa học, quản lý ở Trung ương và địa phưong đăng ký các báo cáo khoa học theo chủ đề của Hội thảo.
 
Phần 3: Khảo sát thực tế tại địa phương đăng cai
-          Khảo sát một số mô hình bảo tồn cây, con, hệ sinh thái trên cơ sở tri thức bản địa.
-          Khảo sát một số cộng đồng PTBV nhờ phát huy tri thức bản địa phục vụ sinh kế, xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bị chú:
-          Ban Tổ chức đang xúc tiến việc đề nghị Khánh Hòa đăng cai tổ chức
-          Trong trường hợp không thuận tiện, Ban Tổ chức mong muốn một tỉnh duyên hải miền Trung nhận đăng cai
-          Ban Tổ chức để ngỏ khả năng đăng cai cho bất kỳ tỉnh, thành phố nào có nguyện vọng.
-          Thời gian dự kiến tiến hành Hội thảo trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8/2014. Số lượng đại biểu tham dự khoảng 100, trong đó có 50 của địa phương. Hội thảo dự kiến tiến hành trong 2-3 ngày, trong đó có 1 ngày tại hội trường và 1-2 ngày đi khảo sát thực địa.


Văn phòng VACNE
 
 
 

Lượt xem: 2463

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE