Nếu thử đặt câu hỏi, rằng khoảng một trăm năm qua Ngành khai thác dầu khí toàn cầu, sau khi đã khoan hút lấy đi hàng triệu tỷ tấn dầu thô và khí đồng hành, khiến một khối lượng vật chất khổng lồ trong lòng Trái đất biến mất, thì Trái đất sẽ có phản ứng gì để lập lại một thế cân bằng mới về phân bố mật độ Vật chất, so với phân bố đã ổn định trước đó qua hàng tỷ năm tồn tại của mình?
Hà Yên
|
|
Vẫn chưa dừng lại, các khoang xốp rỗng đang còn tiếp tuc phát triển cho đến khi nguồn tài nguyên này cạn kiệt, mà theo dự đoán là vào đầu thế kỷ 22, Đến lúc đó thì điều gì sẽ xảy ra đối với đời sống trên hành tinh của chúng ta. Liệu đã có cơ quan chuyên ngành Quốc tế nào nghiên cứu, và tiên liệu vấn đề này? Từ những hiện tượng sụt lún trên diên rộng, mà trước đây chưa hề có, đã buộc người ta phải triển khai một công việc mới mẻ, mà trước đây cũng chưa hề làm, là thiết lập mạng lưới các Trạm quan trắc để theo dõi tốc độ sụt lún đất trên nhiều địa bàn đô thị và nông thôn. Rồi đến các “hố tử thần”, đột ngột xuất hiện sau một đêm, gây đổ sập cà một góc phố, rồi những đường nứt khổng lồ trên mặt đất, xuất hiện đâu đó ở Châu Phi, Châu Mỹ, như báo chí đưa tin trong năm 2010 mà chưa tìm được nguyên nhân, liệu có mối liên quan nào với những khoang xốp rỗng đó? Có phải chúng có cùng nguyên nhân mà các Nhà khoa học Việt nam đã lý giải về hiện tượng sụt lún ở Hà tây năm 2009, rằng đó là do người dân khai thác quá mức nguồn nước ngầm,trên một diện rộng, gây ra hay không? Nhà địa hóa học Benedetto De Vivo đã đưa ra dẫn chứng, trường hợp xảy ra hồi tháng 5 năm 2006, do một đợt khoan thăm dò khai thác khí đốt, đã làm cho núi lửa Lusi tại tĩnh Đông Java phun trào dữ dội. Phun trào núi lửa và động đất là anh em sinh đôi, cũng đều từ phản ứng chèn ép đứt gãy trong lòng đất mà ra.
Từ tổng hợp thông tin trong vài thập niên gần đây, người ta cũng có thể đặt câu hỏi nghi ngờ rằng, động đất và hệ lụy của biến đôi khí hậu xảy ra hầu khắp trên các Châu lục, nhưng cường độ khốc liệt mang tính hủy diệt thi, dường như, hầu hết xảy ra ở các nước phát triến và đang phát triển nóng ? Đặc biệt là bước vào năm mới 2011, các Nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, nghiên cứu về núi lửa, của Ytalia, cùng các Nhà khoa học Châu Âu báo động về khả năng một siêu núi lửa, được mang tên Campi Flegrei, có thể hủy diệt Châu Âu trong tương lai không xa. Trong tình hình hiện nay, nếu núi lửa Campi Flegrei phun trào thì một phần nước Ý sẽ bị xóa sổ. Các đám mây tro bụi sẽ che lấp mặt trời, làm hạ nhiệt độ trên toàn cầu. Cuộc sống nhiều nơi tại Châu Âu sẽ chấm dứt và con người sẽ bị đẩy vào một thời đại tôi tăm đói khát cùng mùa đông kéo dài. (Báo Thanh niên ngày 3 /1/2011).
Mặt khác, tin tức cập nhật trên các phương tiện truyền thông cũng cho thấy, các quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính càng nhiều thì tần suất hứng chịu thiên tai có tính hủy diệt cáng lớn, như : động đất với dư chấn kéo dài, siêu bão, băng tuyết, đại hồng thủy… mà hàng trăm năm qua chưa từng có.
Có lẽ chưa có Tổ chức Kiểm toán Quốc tế nào thử làm một công trình quyết toán, xem phần doanh thu mà dầu khí đã đóng góp vào GDP toàn cầu, sẽ còn lại bao nhiêu, sau những khoản chi phí không nhỏ để tái lập lại cuộc sống, do hứng chịu sự trả đũa tàn bạo của Thiên nhiên ? Và có thể đưa ra một nhận định khoa học nào không, về tính bền vững mà tư duy thực dụng có thể đem lại cho một chiến lược phát triển ổn định mà không cần khuyến khích đén Tư duy hệ thống?
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, thông tin về những thảm họa động đát, bão lũ, với cảnh “sông tràn núi lở” chưa từng có, xảy ra trên khắp hành tinh với tần số ngày càng tăng và cường độ ngày càng dữ dội. Liệu đó có phải là thông điệp cảnh báo cho nhân loại, rằng giới hạn an toàn của ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa? Tất cả đều do sự kiêu ngạo trí tuệ của loài người, hành xử gần như đối đâu giữa tham vọng sống của mình với đời sống của Trái đất. Và, nếu thuyết Vị nhân là đúng, thì chảng phải con người chúng ta trở thành kẻ phản bội, trở thành những con ong trong tay áo của Tượng đế đó sao?
Thật nguy nan biết bao nếu nhân loại quên rằng mình đang tồn tại bằng phương thức công sinh với Trái đất, và cao quí hơn nữa, là một sự “Cộng sinh đại cát”, chứ không phải là ký sinh theo nghĩa tầm thường.
(Chungta.com, 15/2/2011)