quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Tàn ác với thiên nhiên

Thứ Tư, 02/03/2011 | 03:37:00 PM

Có một sự thật tuy phũ phàng và đau xót nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận: con người ngày càng tàn ác, không chỉ tàn ác với nhau mà còn cả với thiên nhiên vô tội.

Lê Thúy Hằng

 

Thật xót xa khi nhìn hình ảnh những rừng thông bị đầu độc, bị bức tử phải “chết đứng” . Kẻ thủ ác đành đoạn đổ thuốc độc vào những gốc thông 20 tuổi để sau đó đốt rụi cả rừng thông bạt ngàn.

 

Nguyên nhân thì đã rõ, không cần bàn cãi. Thủ phạm đã cất công giết cây, phá rừng đương nhiên không thể nào giấu mặt. Vấn đề là những vụ việc như thế này sẽ được nhìn nhận và xử lý như thế nào.

 

Phóng viên của một tờ báo đã không mấy khó khăn để nắm được “công nghệ” biến rừng thành rẫy cà phê trong vai một người đi mua đất. Nhưng chính quyền sở tại lại chối rằng “không có tình trạng trên”. Chỉ sau khi xem bằng chứng do phóng viên đưa ra mới chịu xác nhận là có và do “những hộ dân lén lút phá rừng” nên chính quyền xã “chưa nắm được” và “chưa nghe thấy”.

 

Điệp khúc “chưa nắm được”, “chưa nghe thấy”, “sẽ làm rõ”, “sẽ xử lý”... gần như lặp đi lặp lại trong bất cứ phát biểu nào của những người có trách nhiệm trong những vụ việc tương tự.

 

Chính vì sự “không nghe - không biết - không thấy” đó mà chỉ tính trong năm 2010, cả nước ta đã có 1.747,15ha rừng bị tàn phá, trong đó phần lớn là rừng tự nhiên (rừng phòng hộ 334,49ha và rừng sản xuất 860,87ha). Mục đích chính của việc phá rừng là làm rẫy (1.394,9ha).

 

Cà phê lên giá. Ban đầu phá rừng để trồng cà phê chỉ là “sáng kiến” của một vài người. Về sau, thấy người ta bán rẫy kiếm tiền được nhiều quá mà cũng chẳng thấy ai xử phạt gì thế là nhiều người tham gia hơn, mạnh ai nấy phá. Chính sự xử lý thiếu kịp thời của chính quyền và sự thiếu nghiêm khắc của luật pháp đã đẩy những cánh rừng thông vào tình cảnh bi thảm như hiện nay.



(TTO, 1/3/2011)

Dùng thuốc độc diệt rừng thông

(Vfej.vn)-Từ cuối tháng 1 đến nay, nhiều đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành kiểm tra các dự án đầu tư có liên quan đến đất rừng của tỉnh này.

Qua đó, nhiều sai phạm đã được phát hiện, chấn chỉnh. Và, trong những sai phạm được phát hiện, tại buổi kiểm tra mới đây nhất do Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến dẫn đầu, sai phạm khá hy hữu tại khu vực rừng thông dọc quốc lộ 723 (đường mới mở, nối Đà Lạt với Nha Trang) - đoạn qua huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) - khiến cho không ít người... bàng hoàng: Dùng thuốc độc để giết chết những cây thông vài mươi năm tuổi!


Báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà cho biết, dọc theo quốc lộ nối Đà Lạt với Nha Trang, thuộc địa phận huyện Lạc Dương, có 32 dự án được cấp phép đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái, chăn nuôi, nông - lâm kết hợp..., với tổng diện tích đất đã giao là 4.504ha.
 

 Trong các đơn vị được cấp phép đầu tư và giao rừng dọc theo tuyến quốc lộ 723 có doanh nghiệp Thành Văn.


 Ngày 25.2, sau khi rời hiện trường kiểm tra, một cán bộ có trách nhiệm đã báo cáo: “Rừng thông dọc tuyến quốc lộ 723 đang đối mặt với nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Trong đó, Thành Văn rất có thể là một tác nhân cần được lưu ý!”.


 Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, riêng trong khu vực rừng thông đã giao cho doanh nghiệp Thành Văn, đoàn phát hiện có đến 250 cây thông vài mươi năm tuổi bị sát hại bằng cách đổ thuốc độc vào gốc và đang chết đứng hàng loạt.


Theo Khắc Dũng – Xuân Trung/Lao Động




 



 

Lượt xem: 1834

Các tin khác

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

Văn hóa

(05/12/2024 05:16:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE