quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HỘI THẢO KH

Sao La 2: Hiện nay còn được bao nhiêu cá thể?

Thứ Ba, 10/04/2012 | 06:12:00 AM

Câu hỏi này đang làm nhiều người đau đầu. Tôi thử liều làm việc trích ra đây những con số đã được nhắc đến và đặc biệt đã được trình bày trong Hội thảo Bảo tồn DDSH dãy Trường Sơn lần thứ 4 vừa qua.

 
Nguyễn Ngọc Sinh - VACNE
 

 
Sao la là một trong những động vật huyền bí nhất thế giới. Ảnh:
Sao la là một trong những động vật huyền bí nhất thế giới. Ảnh:

William Robichaud, Điều phối viên Nhóm công tác về Sao La cho rằng: Số lượng Sao La trên thế giới hiện còn rất ít, khó có thể xác định được. Trong cuộc họp lần thứ 2 của Nhóm công tác vừa nói vào tháng 4/2011, 12 nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Lào và Việt Nam thận trọng đưa ra con số: Có thể có không quá 100 cá thể Sao La hiện còn sống trên lãnh thổ 2 nước Việt - Lào. Cũng nên nhớ là, vào năm 2008, C. Dickínon, Cố vấn trưởng Dự án Hành lang Xanh của Thừa Thiên Huế ước tính là, tổng số trên toàn thế giới chỉ còn không quá 250 cá thể Sao La. Mới đây nhất tất nhiên là con số do VACNE đưa ra rồi: 200 con Sao La cuối cùng.

PGS. TS Nguyễn Xuân Đặng, Chủ nhiệm Dự án Sao La của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã ước tính số lượng Sao La ở Việt Nam như sau:
 
Địa điểm: Khu BTTN Pù Huống Nghệ An                                                  Số lượng khoảng 30
                  VQG Pù Mát Nghệ An                                                                                khoảng 30
                  VQG Vũ Quang Hà Tĩnh                                                                            khoảng 10
                  Tây Nam Quảng Bình - Bắc Hướng Hóa Quảng Trị                                 30   -    40
                   Nam Thừa Thiên Huế - Bắc Quảng Nam                                                 40   -    50
                   Những nơi khác                                                                    15  -  20                                                                                                                                                                   
            
 
Các con số này thay đổi liên tục, có lẽ chủ yếu theo chiều đi xuống.Ai muốn biết chắc chắn hơn hãy gõ " Cứu Sao La " trong Google, hoặc tìm trong một số tài liệu dưới đây:

- Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu thực trạng và lập kế hoạch bảo tồn Sao La, VQG Pù Mát Nghệ An, 27 - 28/2/2004
- Long B., L.Wilkinson, Nguyễn Minh Đức. Kết nối cảnh quan, bảo vệ ngôi nhà của Sao La. Hội thảo về Sao La tại Quảng Nam, 2007,...
 
VACNE, tháng 4/2012

Lượt xem: 4669

Các tin khác

Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen

(02/06/2014 01:59:PM)

Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(28/05/2014 11:49:AM)

Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn

(23/05/2014 10:48:AM)

Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang?

(22/05/2014 05:29:AM)

Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn

(28/03/2014 03:30:PM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối)

(22/03/2014 09:28:AM)

Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1)

(20/03/2014 08:56:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối)

(01/03/2014 03:29:PM)

Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2)

(27/02/2014 09:00:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE