quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Phản đề 7. Coi trọng yếu tố riêng lẻ hơn toàn bộ hệ thống

Thứ Tư, 13/07/2011 | 02:58:00 PM

“Thấy cây không thấy rừng” là hướng cực đoan nhất khi các nhà quản lý được chuyên môn hoá đến mức áp đặt cái nhìn lệch lạc về hệ thống tài nguyên môi trường – chỉ thấy cái mình ưa thấy.


Dr. Cà xáy VACNE
 
Rất nhiều ví dụ cho thầy sự phát triển manh mún dù ngay trên một khu vực nhỏ hiện nay.Trường hợp các vịnh biển là một ví dụ rõ ràng nhất. Đây là một kiểu địa hệ ven bờ. Các yếu tố như vực nước, địa hình đáy và ven bờ, dân cư quanh bờ vịnh, thế giới thuỷ sinh vật, vai trò không gian mở... đã hợp sức để tạo ra loại địa hệ này. Tuy nhiên các nhà vận tải biển chỉ coi nó như một vị trí đầy tiềm năng để xây dựng cảng nước sâu. Nhà thuỷ sản xây dựng chương trình nuôi trồng phát triển nguồn lợi. Nhà máy xi măng coi san hô trong vịnh là nguồn nguyên liệu dồi dào và đã nhiều lần xung đột với những người sống bằng nghề khai thác cá rạn. Ngành Du lịch, ngược lại, coi vịnh biển xinh đẹp này là cơ sở du lịch biển đầy hứa hẹn, ngành Văn hoá đang xem xét ra quyết định xác nhận đây là thắng cảnh quốc gia...Trăm nhà quản lí có cả trăm ý tưởng sử dụng nhưng cái vịnh xinh đẹp chỉ có 1. Xung đột môi trường vì thế nảy sinh. Ngành nào kiếm được giấy phép trước sẽ là ngành có lợi thế.
Những ví dụ tương tự có thể gặp bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào và bất xứ loại đối tượng nào mà ví dụ cái vịnh biển chỉ là 1 trường hợp. Cách hành xử này dẫn đến những quyết định khai thác và sử dụng tài nguyên không hiệu quả; dẫn đến xung đột, suy thoái tài nguyên môi trường. Thậm chí với chi phí vô cùng lớn, việc hoàn phục môi trường cũng khó thành công.Có lẽ đây là hướng cực đoan nhất khi các nhà quản lý được chuyên môn hoá đến mức áp đặt cái nhìn lệch lạc về hệ thống tài nguyên môi trường.
Những trường hợp như vậy cần một nhạc trưởng để điều phối và lựa chọn quy hoạch phát triển có lợi nhất. Đáng tiếc đó lại chính là cái đang rất thiếu. Chúng ta có quá nhiều quy hoạch ngành, riêng lẻ, manh mún, dẫn đến hiện tượng nơi nào giàu tài nguyên nhất thì nơi đó lắm xung đột môi trường nhất. Cũng vì lẽ đó những chiến lược tốt như quản lí tổng hợp đới bờ, quản lí tổng hợp lưu vực sông, hợp tác liên vùng, liên tỉnh,…chưa gặt hái được thành quả như mong đợi.
Ngành nào, địa phương nào, giai đoạn nào cũng rất nhiều kiểu quy hoạch, rất nhiều kiểu chiến lược. Nhưng hợp tác đa ngành đa lĩnh vực đến nay gần như trở thành ý tưởng suông.
 
 

Lượt xem: 1340

Các tin khác

Ớ ờ

(30/04/2024 04:10:PM)

ĐÓNG PHIM

(29/04/2024 09:33:AM)

QUYẾT BẢO VỆ

(20/04/2024 11:18:PM)

NGƯỜI THANH LỊCH

(15/04/2024 09:45:PM)

Cây Nghiến Di sản Lâm Bình

(08/04/2024 11:42:AM)

TÂM THƯ TƯ BẢN

(01/04/2024 11:09:AM)

CÂY KƠ NIA TRÊN ĐẤT TỔ

(30/03/2024 10:36:PM)

THƠ … SẠCH XANH

(21/03/2024 11:51:PM)

PHÙ HỘ

(20/03/2024 03:27:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE