quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Phản đề 3. Coi thường các quá trình chậm

Chủ Nhật, 10/07/2011 | 03:34:00 PM

Đa phần thiệt hại do sự cố hay thảm họa môi trường là do con người không chú ý thỏa đáng đến các quá trình chậm, còn gọi là quá trình trường diễn.

 
 
Dr. Cà Xáy VACNE
 
 
Hố tử thần ở Hà tĩnh không phải ngay lập tức xuất hiện
 
Trong một hệ thống dù ổn định, vẫn có những nhiễu loạn được tích luỹ dần dần, chậm chạp. Chúng có thể là quá trình tiến hoá, cũng có thể là các tai biến tiềm ẩn. Con người thường nhận thức thế giới qua giác quan, nên có thói quen chú ý đến quá trình nhanh hay sự kiện lớn nổi bật (còn gọi là các quá trình hay sự kiện cấp diễn).
Cần thấy rằng địa hình Trái đất rất đa dạng (núi cao, đồng bằng, các thuỷ vực... ) đại bộ phận là kết quả của các quá trình biến vị nội mảng trường diễn có tốc độ chỉ vài milimet/năm. Những vấn đề của hôm nay là kết quả của những hành động, những biến đổi từ những ngày xa xưa.
 Phát hiện các quá trình chậm, nguyên nhân sâu xa của các vấn đề môi trường và phát triển sẽ tạo điều kiện quản lý tốt môi trường. Vì thế, thay vì chỉ quan tâm đến xử lý ô nhiễm, gần đây người ta đã áp dụng thêm ISO 14000 hoặc quy trình sản xuất sạch hơn để ngăn chặn ô nhiễm từ nguồn.
Thực tế cho thấy những quá trình chậm là quá trình khó đảo ngược: từ sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, suy thoái đất canh tác, sự dâng cao mực nước biển, đến sự suy tàn của một nền văn minh, sự lớn mạnh hay sụp đổ của một dân tộc, một quốc gia, một địa phương...cũng vậy. Câu chuyện ngụ ngôn về con ếch bị luộc minh hoạ rất hay cho phản đề này.


Hiệu ứng ếch luộc
Thả một con ếch vào nồi nước sôi nó sẽ quẫy mạnh và nhảy ra. Nhưng nếu cho con ếch vào nồi nước lạnh, sau đó đem đun nóng từ từ. Khi nước ấm dần, chú ếch không có phản ứng gì, thậm chí còn tỏ ra thích thú. Nhiệt độ tăng cao dần, chú ếch sẽ bải hoải dần, uể oải dần cho đến khi bị luộc chín.
Hiệu ứng này khá phổ biến trong thực tế. Ví dụ, rất nhiều người yên tâm sống cạnh kho thuốc trừ sâu bị bỏ hoang cho đến khi họ kinh hoàng nhận ra tỷ lệ bệnh ung thư và trẻ quái thai dị dạng tăng vọt.
 
  

  

Cách ứng phó của con người tự ngàn xưa thường là : “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cùng, cùng lại tắc biến”. Cách ứng phó nàykhông chú ý đến những quá trình chậm được dự báo nhờ khoa học, khiến cho những thành quả tích lũy được nhờ phát triển bị tiêu tán hết do sự cố hay thảm họa môi trường.  Nhưng nếu ứng phó kiểu như vậy thì đào tạo nguồn nhân lực về môi trường để làm gì?
Sử dụng các quá trình chậm để gây hại cho đối thủ cạnh tranh hay cho một nước khác là thủ đoạn dễ thành công trong chiến lược xâm lược sinh thái - một thủ đoạn nguy hiểm cần tính đến trong chiến lược Đảm bảo An ninh Môi trường. Quá trình phát tán ốc bươu vàng, cây mai dương, cây bìm bôi hay tôm thẻ chân trắng mang bệnh virus taura,... chỉ là một vài trong nhiều chục ví dụ điển hình về các quá trình thảm họa sinh thái chậm, còn được gọi là quá trình trường diễn, ở nước ta./.
 
 
 
 
 

Lượt xem: 1801

Các tin khác

Cảm thông

(19/01/2025 07:03:PM)

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE