quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Những nguyên lí của thực tại: 5. Nguyên lí tương cầu

Thứ Tư, 01/06/2011 | 05:39:00 AM

Mọi tập hợp gồm từ 2 yếu tố trở lên sinh ra đều là nhờ tương cầu giữa các yếu tố, còn được gọi là cơ duyên. “Còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng” (ca dao). Đây là tóm tắt bản Tham luận của Trúc Vuông cô nương đến từ xóm Sườn Đồi.

 
Dr. Cà Xáy VACNE

 

1.Tương cầu hay cơ duyên.
Tấm ảnh trên đây được chụp từ “tiểu sa mạc”, một cồn cát đỏ trơ trụi ở khu du lịch Mũi Né tỉnh Bình Thuận. Trước đây đã có rất nhiều dự án đầu tư vào trồng cây phủ xanh dãy cồn cát trơ trụi này nhưng đều thất bại. Một doanh nghiệp du lịch đưa ra ý tưởng : giữ nguyên trạng thái trơ trụi của dãy cồn cát đỏ này, thậm chí còn nhổ cả một số khóm cây rải rác để làm du lịch và giáo dục môi trường về các vấn đề sa mạc hóa. Tiểu sa mạc ra đời và thu hút ngày càng đông du khách từ mọi miền đất nước.
Nhưng xin hãy để ý đến mấy cây rất xanh tốt trên tiểu sa mạc này. Tại sao chúng vẫn rất xanh tốt trong khi hàng ngàn cây khác cùng trang lứa đã chết héo hay bị vặt trụi ? Tại sao chúng mọc chỗ đó mà không mọc chỗ khác ? Câu trả lời thường là : ngẫu nhiên thôi.
Chúng ta vẫn thường học một ngành nhưng thành danh được lại nhờ cái nghề học sau này; anh A rất yêu …mấy chị kiểu như thế này nhưng kết cục lại lấy chị kiểu kia; anh B rất thích con gái nhưng đẻ mấy đứa lại toàn con trai; trời mưa tầm tã mấy ngày đêm nhưng khi làm lễ vinh danh một cây di sản thì lại hửng, rồi khi lễ kết thúc lại mưa tiếp,…tất nhiên chuyện đó vẫn là ngẫu nhiên thôi. Vấn đề là tại sao chuyện ngẫu nhiên ngoài dự tính lại nhiều đến thế. Cái gì thường xảy ra cũng phải có một quy luật gì đó chi phối chứ?
May mắn thay những cái gọi là ngẫu nhiên quả thật không hề ngẫu nhiên. Xin Quý vị hãy xem xét các thông tin dưới đây về hai phát hiện khoa học nổi tiếng mà không mấy người để ý: định lí Bell và nguyên lí Foucault.
 
2.Định lý Bell.Cho hai điện tử vào 2 buồng phát điện tử, kín, không tương tác được với nhau; 2 điện tử lúc đầu quay loạn xị với spin (trục quay) không định hướng; nếu chúng ta định hướng trục quay 1 trong 2 điện tử thì lập tức điện tử kia cũng định hướng theo nhưng ngược chiều. Năm 1964, nhà vật lý J.S. Bell đã cho công bố một bằng chứng toán học gọi là định lý Bell : “Vũ trụ là một chỉnh thể, các bộ phận của nó đều liên quan với nhau”. Theo định lý này, các hạt hạ nguyên tử liên kết với nhau một cách phi thời gian và phi không gian, thể hiện ở chỗ bất kỳ điều gì xảy ra cho một hạt cũng tác động đến các hạt khác ngay lập tức. Mối tương tác này không hề được thực hiện nhờ lực hay năng lượng. Nhờ cái gì?
 
3.Thí nghiệm con lắc Foucault: Nhà vật lý Pháp Léon Foucault, 1851, gắn một con lắc vào đỉnh vòm điện Panthéon ở Paris. Sau khi thả cho dao động, ông thấy mặt phẳng dao động của con lắc quay hết 1 vòng sau nhiều giờ. Ông chứng minh rằng mặt phẳng dao động của con lắc thực ra không thay đổi mà là Trái Đất quay. Mặt phẳng dao động của con lắc hoàn toàn trùng với và được khống chế bởi đám thiên hà xa nhất, ở tận rìa vũ trụ, cách Trái đất hàng tỷ năm ánh sáng. Rõ ràng cái được chuẩn bị xảy ra trên Trái Đất được quyết định trong khoảng không vũ trụ, phụ thuộc vào tổng thể cấu trúc vũ trụ - hệ thống lớn của chúng ta mà không qua bất cứ lực hay năng lượng nào thuộc loại đã biết.
Thí nghiệm về con lắc Foucault cho thấy tồn tại một mối tương tác khác hoàn toàn với các định luật vật lý hiện có: tương tác này hoàn toàn không xuất hiện lực hay trao đổi năng lượng, nhưng gắn kết toàn bộ vũ trụ của chúng ta với nhau thông qua một cách thức lạ lùng. Mỗi một bộ phận của vũ trụ đều mang tính tổng thể và đều phụ thuộc vào những bộ phận khác.
Các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau vì chúng cùng tồn tại trong một thực tại mang tính thống nhất, vận hành theo quy luật Tương cầu hay Duyên Khởi : cái này chỉ tồn tại khi cái kia tồn tại, chỉ thay đổi khi cái kia thay đổi.“Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”- Đó cũng chính là một nguyên lí Thiền học thường được gọi là nguyên lý “Duyên Khởi” (Cơ Duyên) mà các Thiền sư đã “ngộ” được bằng con đường Thiền tập, không phải thực nghiệm khoa học, từ rất lâu.
 
4. Vậy thì ngẫu nhiên tức là không ngẫu nhiên, chúng ta cho là ngẫu nhiên chỉ vì chẳng biết chúng được vận hành ra sao, chỉ vì chúng ngoài tầm kiểm soát và dự định của chúng ta. Liệu chúng ta có cơ duyên gì với cái bụi cây mọc trước cửa, với con suối chảy róc rách mé rừng, với chú gà gáy le te đâu đó mỗi sáng? Chúng ta vẫn được dạy rằng chẳng có liên quan gì cả. Chúng ta cần chặt thì cứ chặt, cần thịt thì cứ thịt, cần phá thì cứ phá. Con người được dạy dỗ là chủ nhân, là trung tâm của thế giới. Ý muốn của chúng ta là tối cao, nhất là những ý muốn được khoa học công nghệ chứng minh là hay, là an toàn.
Mọi thứ sinh ra trên đời đều do cơ duyên của chúng, đều do sự tương cầu với các thứ khác. Định lí Bell, con lắc Foucault, hay nguyên lí Cơ duyên liệu có nói lên điều gì để cảnh tỉnh con người không?
 
Xin cảm ơn Quý vị
Trúc Vuông – xóm Sườn Đồi
Chú thích:
Kính mời Quý bạn đọc xem tiếp: Tham luận số 6. Nguyên lí vô sở cầu, còn gọi là nguyên lí về sự rủi ro. Tham luận của TS. Văn Tre đến từ xóm Sườn Đồi
 
 

Lượt xem: 1712

Các tin khác

Ngày 1 tháng 7

(12/05/2024 02:46:PM)

GHEN TỨC

(11/05/2024 06:35:PM)

EM BÉ HOA BAN

(07/05/2024 11:48:PM)

Ớ ờ

(30/04/2024 04:10:PM)

ĐÓNG PHIM

(29/04/2024 09:33:AM)

QUYẾT BẢO VỆ

(20/04/2024 11:18:PM)

NGƯỜI THANH LỊCH

(15/04/2024 09:45:PM)

Cây Nghiến Di sản Lâm Bình

(08/04/2024 11:42:AM)

TÂM THƯ TƯ BẢN

(01/04/2024 11:09:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE