HỘI THẢO KH
Nguy cơ tuyệt chủng hiện hữu - Sao La 3
Thứ Ba, 10/04/2012 | 08:06:00 PM
Nếu những con số ước tính là đúng, thì sau 20 năm kể từ khi được phát hiện, số lượng cá thể Sao La đã từ 500 giảm xuống còn 200, nghĩa là trung bình mỗi năm thế giới mất 15 cá thể trên tổng số rất khiêm tốn.Sách Đỏ Việt Nam nâng cấp từ Nguy cấp lên Rất nguy cấp. Đối với các loài động vật loại này, số lượng 200 là số lượng bên bờ vực tuyệt chủng.
Nguyễn Ngọc Sinh - VACNE
IUCN đánh giá rằng nguy cơ tuyệt chủng của Sao La tương tự như của Tê Giác ở Đông Nam Á. Tê Giác 1 sừng ở Việt Nam đã được WWF tuyên bố tuyệt chủng thật rồi. Còn số phận Sao La thì sao đây. Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Đặng,có 4 đe dọa chính đối với các quần thể Sao La ở Việt Nam.
Trước hết, đó là viêc bẫy bắt động vật rừng hiện vẫn diễn ra phổ biến, bất chấp tất cả. Tiếp đến là việc săn bắn động vật rừng,đặc biệt khi có chó săn đi cùng. Nạn buôn bán động vật hoang dã được xếp ở vị trí thứ 3, tiếp sau là tình trạng sinh cảnh bị suy thoái, phân mảnh và mất liên kết. Nguyên nhân sâu xa của những đe dọa trên là năng lục quản lý yếu kém, nhận thức bảo tồn thấp và đời sống còn khó khăn của người dân.
Việc điều tra trong cộng đồng gần đây nhất cho thấy rõ hơn tình trạng suy giảm số lượng Sao La. Thực vậy, đa thống kê được 57 trường hợp Sao La bị mắc bẫy hoặc bị săn bắt, phát hiện được 52 sọ hoặc cặp sừng , chưa kể trường hợp xã A Roòng huyện A Lưới Thừa Thiên Huế. Ở xã này, mỗi gia đình thường có 4 - 5 cặp sừng Sao La được giữ lại đề trưng bày, trang trí.
Làm thế nào để cái ngày tồi tệ phải tuyên bố Sao La tuyệt chủng không xảy ra đây.
Quán Cà phe Môi trường, tháng 4/2012
Lượt xem: 4560
Các tin khác
Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen (02/06/2014 01:59:PM)
Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (28/05/2014 11:49:AM)
Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn (23/05/2014 10:48:AM)
Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang? (22/05/2014 05:29:AM)
Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn (28/03/2014 03:30:PM)
Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối) (22/03/2014 09:28:AM)
Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1) (20/03/2014 08:56:PM)
Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối) (01/03/2014 03:29:PM)
Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2) (27/02/2014 09:00:PM)