Đối tượng áp dụng là công chức thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản,
khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong hoạt động thăm dò khoáng sản, cơ quan chức năng sẽ thanh tra việc thực hiện quy định về khu vực được phép thăm dò khoáng sản, gồm xác định việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép
thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân; xác định diện tích thăm dò vượt ra ngoài phạm vi khu vực được phép thăm dò khoáng sản.
Đồng thời, thanh tra việc thực hiện các quy định khác như: thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
ô nhiễm môi trường nêu trong đề án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định; san lấp các công trình thăm dò đã hoàn thành (giếng, lò, hào, hố…); thực hiện biện pháp khắc phục khi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò khoáng sản độc hại.
Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, cơ quan chức năng sẽ thanh tra việc thực hiện các quy định về khu vực khai thác khoáng sản như: xác định cắm mốc các điểm khép góc của khu vực được phép khai thác khoáng sản; xác định diện tích khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác khoáng sản khi khai thác bằng phương pháp lộ thiên (trừ
nước khoáng, nước nóng), phương pháp hầm lò.
Về thiết kế mỏ, lực lượng chức năng cũng sẽ thanh tra việc xác định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản áp dụng công nghệ khai thác, phương pháp khai thác trên cơ sở: phương pháp khai thác thực tế (lộ thiên/ hầm lò/ phương pháp khai thác khác) so với phương pháp khai thác đã xác định trong Giấy phép khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác hoặc thiết kế mỏ đã phê duyệt; công nghệ khai thác; hệ thống khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác, thiết kế mỏ với thực tế khai thác.