quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Hoa sen dưới cái nhìn đa dạng văn hóa

Thứ Ba, 01/02/2011 | 07:07:00 AM

Sen là loài cây phát triển mạnh không chỉ ở nước ta mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Với những nền văn hóa khác nhau, người dân mỗi nước có hoa sen nhìn nhận hoa sen cũng khác nhau. Trong hội nhập quốc tế, thiết tưởng cũng nên biết các nước khác đánh giá hoa sen như thế nào.

 
 
Nguyễn Đình Hòe VACNE

 
 


Nelumbo nucifera là danh pháp khoa học của loài sen hồng. Các tên gọi khác của loài này là sen đỏ, sen Ấn Độ. Về mặt phân loại thực vật học, sen hay Nelumbo nucifera (Gaertn.) đôi khi còn được gọi theo các danh pháp cũ như Nelumbium speciosum (Willd.) hay Nymphaea nelumbo (1) .


Sen là một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Trong thời kỳ cổ đại nó mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin  Ai Cập - Bắc Phi. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập, sen đã được di thực đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp Pakistan, Ấn Độ  Trung Quốc. Một số nhà khoa học cho rằng sen cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương. Năm 1787, sen được đưa tới Tây Âu. Ngày nay sen gần như tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á  Australia. Sen hồng là quốc hoa của Ấn Độ (1). Nhưng hoa súng trắng mới là quốc hoa của Bangladesh . Hoa sen được thờ cúng khắp nơi ở Trung Đông và châu Á trên 5000 năm qua trong các cộng đồng chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Hindu giáo (2) .
 
Người Ai Cập bên bờ sông Nin – nơi phát tích của sen – coi sen là thứ hoa cao quý nhất, vì tuy nở ở những vùng nước tù đọng và bẩn đục, bông sen toàn mỹ một cách dâm đãng và tột bậc (1), là sự sống xuất hiện lần đầu tiên trên khoảng mênh mông không rõ sắc màu của những vùng nước nguyên thủy. Trong nghệ thuật Ai Cập, búp sen xuất hiện trước tất cả các dạng sống khác, sau đó tạo hóa và vầng thái dương mới lóe ra từ đóa sen nở. Do đó, hoa sen được coi là biểu tượng của  bộ phận sinh dục nữ, là biểu tượng của âm hộ mẫu gốc – âm hộ của tất thảy các dạng âm hộ, khởi nguyên cho các cuộc sinh thành và tái sinh truyền lưu mãi mãi, là loại hoa tỏa ra hương thơm thần bí và là đại diện cho thế giới thần linh.

Người Trung Hoa, vốn kết hợp lối chuộng biểu tượng với chủ nghĩa hiện thực sâu sắc của Khổng Giáo, đã dùng từ sen (liên) để chỉ đích danh âm hộ, và danh hiệu phỉnh nịnh dành tặng những cô nàng đĩ thõa là Sen vàng (hay Kim Liên cô nương). Đối với người Trung Quốc, sen không bao giờ là đại diện cho thần linh hay cái gì cao quý (1) .

Người Nhật Bản thường coi loài sen là biểu tượng của sự trong trắng giữa vùng nước bẩn, là biểu tượng của đức hạnh, của sự thanh khiết và nguyên vẹn giữa xã hội đầy những điều đê tiện. Lối sống đức hạnh nhập thế kiểu hoa sen khác với các lối sống đức hạnh ẩn cư tránh đời kiểu hoa lan, hoa cúc (biểu tượng của thú vui ở ẩn, thoát tục)

Phật giáo coi Hoa sen (tiếng Phạn: padma) là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa tự nhiên. Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Trong Phật giáo Tantra, đóa sen là biểu thị cơ quan sinh dục nữ, cũng tức là biểu trưng của Âm hộ Vĩ đại, và đó chính là nguyên lý âm trong vũ trụ. Trong Thai tạng giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung (Thai tạng) của thế giới. Hoa sen có mặt trong các công trình Phật giáo như cây hoa sen trong các hồ ở chùa, ở các toà sen của các vị chư Phật. Trên các bức tranh Phật giáo cũng có hình tượng hoa sen như trong tranh lụa Tây Tạng có dấu chân của Thanh-đa-la trên hoa sen. Trong các tranh ảnh về cảnh Cực lạc Phật giáo, người ta tin rằng, những linh hồn kém đức hạnh thì được tái sinh vào những đoá sen còn hàm tiếu (búp) và phải đợi cho đến khi hoa nở mới nhận được sự giúp đỡ của A-di-đà (1,) .

Câu thần chú có sức mạnh vô biên trong Phật giáo là câu: "Án (hoặc úm) ma ni bát mê hồng" (Om mani padme hum), có nghĩa  là "chân linh trong hoa sen". Đây chính là câu thần chú viết trên lá bùa dán trên đỉnh núi giam giữ Tôn Ngộ Không suốt 500 năm trong truyện Tây Du Kí.

Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đoá sen của các vị Phật.Sen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thuỷ của tâm, là đoá hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế Âm.Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, của chiến thắng tinh thần đối với bản năng. Đây là loại sen của Văn Thù Bồ Tát, hiện thân của trí tuệ viên thành.Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị Phật tối cao.Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị của phái Mật tông.


Người Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo cũng coi sen là biểu tượng của đức hạnh trong sáng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tuy nhiên ít người để ý là trong tín ngưỡng Hindu giáo Chămpa, hình tượng cánh sen cũng thường được trang trí bao quanh các yoni biểu tượng của thần Uma – thần mẫu – hay nói cách khác yoni dạng đài sen cũng là cách điệu của Âm hộ Vĩ đại giống như quan niệm của Phật giáo Ấn Độ và của Ai Cập. Có lẽ do văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng của Nho giáo Trung quốc, nên tuy quý trọng hoa sen nhưng không thấy nhắc đến khía cạnh tín ngưỡng phồn thực của loài hoa này. Nói cách khác, tin ngưỡng tôn kính hoa sen của người Việt đã tước bỏ phần gốc phồn thực của tín ngưỡng hoa sen Trung Đông và Nam Á. Nhưng các vị khách đến từ Trung Đông, Nam Á và Trung Quốc thì không quan niệm như chúng ta./.
 
 
Chú thích:
 
 
 

Lượt xem: 5936

Các tin khác

Gala cuối năm

(11/01/2025 10:43:PM)

TẤM LÒNG

(07/01/2025 10:42:AM)

Mừng Lo

(06/01/2025 10:01:AM)

Thành phố xanh

(03/01/2025 10:06:AM)

Cây Trâm mốc

(22/12/2024 11:54:PM)

Môi trường

(20/12/2024 08:45:PM)

Bẩy tư

(11/12/2024 10:11:AM)

Học Sâu

(07/12/2024 01:21:PM)

Văn hóa

(05/12/2024 05:16:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE