HỘI THẢO KH
Giải cứu: Sao La 4
Thứ Tư, 11/04/2012 | 08:56:00 PM
Những năm gần đây tràn ngập thông tin về nguy cơ tuyệt chủng của Sao La.
Nguyễn Ngọc Sinh - VACNE
Nhưng rất may là cũng dồn dập những giải pháp nhằm giải cứu Sao La đã được đề xuất.Có thể dễ dàng tìm thấy các tít bài kiểu như "Làm sao cứu Sao La tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng" ,"Tìm biện pháp cứu Sao La khỏi mối đe dọa tuyệt chủng", "Cứu lấy Sao La","Cơ hội cuối cùng để cứu lấy Sao La","IUCN họp khẩn cấp cứu Sao La khỏi tuyệt chủng","Hãy cứu lấy 200 con Sao La cuối cùng",...
Nhiều dự án bảo tồn Sao La, trong đó không ít là những dự án lớn đã và ang được triển khai ở Việt Nam và Lào. Nhóm Công tác về Sao La của IUCN được thành lập. WWF cuả Mỹ phát động chiến dịch "Hãy hành động để cứu lấy Sao La ngay bây giờ hoặc không bao giờ".Sau 2 năm thực hiện đã thu được chữ ký của hơn 26.000 người đến từ 155 quốc gia.Chương trình Việt Nam và Đại học Cambridge do WWF taì trợ cũng chia xẻ kinh phí
thực hiện dự án "Bảo tồn Sao La và các loài thú quý hiếm đặc hữu". Còn có thể kể ra đây nhiều nữa các ví dụ cụ thể.
Việt Nam và Lào cũng đã có những nỗ lực không nhỏ trong việc bảo tồn Sao La. Đề tài nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật về bảo tồn Sao La đã cho những kết quả quan trọng bước đầu. Việc xây dựng
và quản lý các vùng cảnh quan bảo tồn Sao La đã bắt đầu phát huy tác dụng, đạc biệt là tại 2 vùng chính:
- Vùng Nam Thừa Thiên Huế - Bắc Quảng Nam có tổng diện tích khoảng 100.000ha, có khả năng liên hoàn với Khu BTTN Sê Xáp của Lào
- Vùng Tây Nam Quảng Bình - Bắc Quảng Trị cũng có diện tích gần 100.000 ha,bao gồm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, Khe Nước trong, Khu tăng cường bảo tồn Sao La và vùng đệm. Vùng này có thể liên hoàn với Khu
BTTN Laving - Laveum bên Lào.
Không biết có phải là đã quá nhiều không, nhưng rõ ràng là rất rất không đủ. Còn thiếu những thứ lớn hơn, còn thiếu những ngọn lửa hồng, và có lẽ cả những tấm lòng nhiệt thành, trách nhiệm. GS TSKH Đặng Huy
Huỳnh, Phó Chủ tịch VACNE, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam đã nói:" Khi một cá thể quý hiếm được bảo vệ đặc biệt bị hủy hoại, ví dụ Tê Giác, Sao La, thì những người đứng đầu việc quàn lý phải chịu trách nhiệm. Không thể quy trách nhiệm chung chung như hiện nay".
Có thể lắm chứ, giải cứu Sao La cũng chính là giải cứu chúng ta. Trên chuyến xe chạy ra Hà Nội sau Hội thảo Bảo tồn ĐDSH dãy Trường Sơn lần thứ 4, nhiều người đồng tình với mấy câu thơ sau đây của Tác giả:
Trường Sơn đôi ngả hai miền
Cùng chung giải cứu nỗi niềm Sao La
Hai trăm con một sót xa
Thước đo giá trị của ta với mình.
Văn phòng VACNE, 11/4/2012
Lượt xem: 1657
Các tin khác
Tri thức bản địa và sinh kế cộng đồng nhìn từ nguồn gen (02/06/2014 01:59:PM)
Dãy Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (28/05/2014 11:49:AM)
Bảo tồn sự đa dạng văn hóa-sinh học của các dân tộc trên dãy Trường Sơn (23/05/2014 10:48:AM)
Có nên phát triển vùng trồng ba kích Tây Giang? (22/05/2014 05:29:AM)
Mời dự Hội thảo khoa học về sản xuất sạch hơn (28/03/2014 03:30:PM)
Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần cuối) (22/03/2014 09:28:AM)
Thăm vùng thảm họa động đất – sóng thần ở Nhật Bản: Cuộc sống đã phục hồi (Phần 1) (20/03/2014 08:56:PM)
Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần cuối) (01/03/2014 03:29:PM)
Một số vấn đề trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị (Phần 2) (27/02/2014 09:00:PM)