quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TUỔI TRẺ VỚI MÔI TRƯỜNG

Đưa biến đổi khí hậu vào trường

Thứ Năm, 15/03/2012 | 08:26:00 AM

Dự án “Xây dựng khả năng chống chịu ở đô thị thông qua giáo dục lồng ghép” vừa được TP Đà Nẵng thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của học sinh, giáo viên và phụ huynh để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình chống chịu với biến đổi khí hậu.

 

Dự án có tổng kinh phí gần bốn tỷ đồng do Quỹ Rockefeller - Hoa Kỳ tài trợ vừa được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt sẽ được thực hiện tại các trường trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Thời gian thực hiện trong bốn năm (2012 - 2014), theo Cổng TTĐT Đà Nẵng.

Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và cải thiện hành vi và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của học sinh, giáo viên và phụ huynh để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình chống chịu với BĐKH. Xây dựng mô hình giáo dục tích hợp thí điểm để nhân rộng cho các trường học trên địa bàn quận Cẩm Lệ và các quận, huyện khác của thành phố Đà Nẵng, giúp nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng và giảm thiểu các rủi ro do BĐKH gây nên.

Chìa khóa đối phó với biến đổi khí hậu

Tại Việt Nam, giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) đã được lồng ghép trong chương trình của các bậc học. Tuy nhiên, các nhà giáo dục cho rằng, điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế GDBĐKH trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ. 

Tăng cường giáo dục được coi là chìa khóa hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, thiên tai bất thường, gia tăng nhiệt độ toàn cầu - PGS.TS Trần Đức Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu&Hỗ trợ Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững, ĐH Sư phạm Hà Nội, được Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ trích dẫn.… 

GDBĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH. 

Ông Tuấn cho rằng, GDBĐKH bằng cách lồng ghép vào môn học ở các trường phổ thông và đại học như địa lý, công nghệ, Kỹ thuật nông nghiệp chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối với biến đổi khí hậu, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống biến đổi khí hậu.

Bà Trần Thị Bích Hường, giảng viên trường ĐH Hùng Vương, đề xuất những hình thức ngoại khóa để nâng cao hiệu quả GDBĐKH như ngoại khóa truyền thông – thi sáng tạo các sản phẩm truyền thông về biến đổi khí hậu, xây dựng các tổ chức tình nguyện với các sứ giả môi trường tích cực, ngoại khóa hành động – làm sạch môi trường học đường, địa phương.

Chia sẻ tại một hội thảo về giáo dục biến đổi khí hậu, TS QianTang - Trợ lý Tổ chức Giáo dục Khoa học&Văn hóa Liên Hợp quốc UNESCO - Tổng giám đốc phụ trách giáo dục, kêu gọi Bộ Giáo dục&Đào tạo đặt vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu vào bối cảnh rộng lớn hơn, với sự tương quan chặt chẽ hơn với giáo dục vì sự phát triển bền vững, giáo dục giảm rủi ro thiên tai và giáo dục trong trường hợp khẩn cấp.

Mai Anh (tổng hợp)
 
(VFEJ)

 

Lượt xem: 1859

Các tin khác

Cô gái trẻ mơ khắc chế thiên tai

(27/03/2015 10:10:AM)

6 chuyến đi, hàng nghìn cây số và nhiều điều trăn trở

(25/11/2014 05:22:PM)

"Xin rác" bảo vệ môi trường

(28/08/2014 08:29:AM)

Những người trẻ tập làm kinh tế xanh

(03/12/2012 10:20:AM)

Mang thông điệp bảo vệ môi trường của trẻ em tới cộng đồng

(12/11/2012 04:39:PM)

Biểu diễn rối tại trường tiểu học giáo dục học sinh về biến đổi khí hậu

(09/11/2012 08:06:AM)

“Thầy trò & làng không rác”

(08/11/2012 07:37:AM)

“Hãy viết thư để nói tại sao nước là quý ”

(06/11/2012 06:49:PM)

CLB sống xanh - mô hình bảo vệ môi trường độc đáo

(31/10/2012 06:57:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE