CÂY DI SẢN VIỆT NAM
Theo dấu trà Shan: Lên miền trà cổ thời Covid-19
20/06/2020|07:26:00
Tách biệt với thế giới văn minh, chưa có đường điện, gặp ngày mưa chỉ đi bộ mới có thể tiếp cận 74 hộ dân người H’Mông bản Giàng Pằng, nhưng miền đất heo hút ấy lại là vùng trà nguyên sinh 70 ha, với những cây đại thụ tuổi đời hơn 600 năm, thân to hai người ôm (100 cây trà từ 100 năm tuổi trở lên tại đây mới được công nhận là quần thể Cây di sản Việt Nam).
Rừng lim xanh cổ thụ-“Báu vật” ở Đèo Gia
16/06/2020|06:37:00
Đã hàng trăm năm qua, đồng bào dân tộc Cao Lan ở thôn Đèo Gia, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) coi rừng Thó - nơi có hàng chục cây lim xanh cổ thụ là “báu vật” của quê hương. Họ cùng nhau bảo vệ, gìn giữ rừng lim xanh quý hiếm và trở thành nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Cao Lan.
Rặng Duối cổ thụ hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nội
14/06/2020|06:43:00
(VACNE) Rặng cây duối niên đại nghìn năm tại khu lăng mộ Ngô Quyền, thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) hiện còn lại 18 cây, ngày 22/4/2011, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức trao Quyết định công nhận rặng ruối 18 cây là Cây Di sản Việt Nam.
Những cây di sản trên quần đảo Trường Sa
11/06/2020|05:38:00
Việc công nhận 4 loài cây là di sản của Việt Nam ngoài quần đảo Trường Sa không chỉ có ý nghĩa về giá trị bảo tồn thiên nhiên quí giá; mà khẳng định rằng, quần đảo Trường Sa của Việt Nam được người Việt khai thác, gìn giữ và phát triển từ cuối thế kỷ XVII; đồng thời khẳng định ý chí làm chủ cuộc sống của cán bộ chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió.