Trước đó Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã phê duyệt chấp thuận nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương với số tiền 45 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách tỉnh Đồng Nai là 29 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục còn lại trong dự án khẩn cấp
bảo tồn voi.
Dự án tập trung vào các hạng mục thiết lập chương trình giám sát diễn biến hoạt động của đàn voi trên địa bàn Đồng Nai; cải thiện sinh cảnh sống tự nhiên; xây dựng hàng rào diện tử cố định, di động và tuyến đường theo hàng rào nhằm phòng, tránh xung đột giữa
voi và người.
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết hiện số lượng đàn voi trên địa bàn tỉnh chỉ còn 11 con, do đó việc dự án được thực hiện hứa hẹn sẽ góp phần bảo tồn và phát triển đàn
voi rừng, đồng thời ngăn chặn xung đột giữa voi và người.
Từ 1.500-2.000 cá thể
voi hoang dã phân bố khắp cả nước trong những năm 1975-1980, đến nay ước tính cả nước chỉ còn chừng 70-130 cá thể phân bố ở 10 khu vực, trong đó, số lượng cá thể và cơ cấu tốt nhất còn ở ba tỉnh là Nghệ An (13-17 cá thể), Đồng Nai (1 đàn 10 cá thể), Đắk Lắk (10 đàn voi có 83-110 cá thể).
Voi rừng suy giảm nghiêm trọng
Theo số liệu thống kê, trong những năm 1975 – 1980 có khoảng từ 1.500-2.000 cá thể voi hoang dã phân bố khắp cả nước nhưng đến nay ước tính chỉ còn chừng 70-130 cá thể phân bố ở 10 khu vực, trong đó, số lượng cá thể và cơ cấu tốt nhất còn ở ba tỉnh là Nghệ An (13-17 cá thể), Đồng Nai (1 đàn 10 cá thể), Đắk Lắk (10 đàn voi có 83-110 cá thể). Trong khi đó, tổng số voi nhà hiện nay còn chủ yếu ở Đắk Lắk là 51 cá thể.
Sang giai đoạn 2005 – 2010, số cá thể voi hoang dã tiếp tục giảm còn chừng 80 – 100 con và hiện nay chỉ còn khoảng 50 – 70. Voi nhà cũng suy giảm, nay còn khoảng 300 con do điều kiện nuôi không đảm bảo nên không thể sinh sản được, bệnh tật chết hoặc dân bán - GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động Vật học Việt Nam, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE) nhận định.
“Một trong những nguyên nhân khiến số voi suy giảm, theo ông Huỳnh, là do “nạn phá rừng khiến nơi ở của voi bị thu hẹp, vì vậy voi vào phá nhà dân hoặc đi sang các nước Lào và Campuchia.”
Xây dựng chương trình quốc gia bảo vệ các loài nguy cấp
Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết Việt Nam đang lập kế hoạch xây dựng Chương trình quốc gia về kiểm soát tình trạng buôn bán và sử dụng trái phép các loài hoang dã nguy cấp.
Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc CITES Việt Nam, để có thể tham mưu cho cấp thẩm quyền ban hành Chương trình trên với các giải pháp hiệu quả, yêu cầu cần thiết là phải xác định nguyên nhân sâu xa của các hạn chế trong xây dựng Chính sách, thực thi pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng và
động vật, thực vật hoang dã.
Bộ công cụ phân tích về tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ rừng và động vật, thực vật hoang dã của Liên minh Quốc tế về Đấu tranh Chống Tội phạm Loài Hoang dã (ICCWC) đáp ứng mục đích này. Bộ công cụ này được các chuyên gia quốc tế của ICCWC cập nhật năm 2012 và đã được thí điểm thực hiện tại một số quốc gia như Bangladesh, Peru, Gabon, và Nepal.
Theo kế hoạch, CITES Việt Nam sẽ hoàn thiện bản sơ thảo nội dung Chương trình quốc gia trong khoảng cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Theo Anh Quân (MOITRUONG.COM.VN)