quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Sự thật về 'thần dược' mọc như cỏ, tốt như sâm

Thứ Bảy, 04/04/2015 | 07:41:00 AM

Chục năm nay, giảo cổ lam được nhắc đến rất nhiều, như một thứ thần dược nâng cao sức khỏe, phòng, chống ung thư. Sự thật thế nào?

Thần dược trị bách bệnh?

Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có. Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc. Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Giảo cổ lam

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm.

Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).

Cũng là giảo cổ lam, nhưng loại này rất ít giá trị

Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…

Còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu, chiết xuất, ứng dụng.

Chỉ cần nêu những công dụng trên đây cũng có thể thấy giá trị của giảo cổ lam là rất lớn. Tuy nhiên, người dân trong nước lại quan tâm đặc biệt đến loại cây này bởi theo công bố của các nhà khoa học, nó có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, căn bệnh khiến số người chết trên thế giới nhiều chỉ sau tim mạch.

Theo dự đoán, bệnh tim mạch sẽ phải “nhường ngôi” cho bệnh ung thư trong thời gian không xa, vì những phương tiện điều trị bệnh tim mạch mỗi ngày thêm hiện đại, song khả năng điều trị bệnh ung thư thì vẫn như… rùa bò.

Theo các nhà khoa học, giảo cổ lam có khả năng ức chế khối u từ 20-80% và khả năng phòng ngừa u hóa cực kỳ tốt (?!).

Sự thật giảo cổ lam

Lợi dụng những công bố khoa học này, nhiều doanh nghiệp, nhiều ông lang đã thổi vào cây thuốc công dụng “thần kỳ” là trị bệnh ung thư. Giữa hai cụm từ “hỗ trợ điều trị” và “điều trị” là một khoảng cách rất xa, nhưng trong những lời quảng cáo họ rất hay bỏ quên hai chữ “hỗ trợ”.

Bệnh nhân ung thư là những đối tượng quan tâm đến loại cây thuốc này nhiều nhất. Rồi những người lo lắng mình có thể mắc ung thư cũng tìm kiếm các sản phẩm từ giảo cổ lam để uống thay nước hàng ngày những mong ngăn ngừa được căn bệnh tử thần.

Hiện tại, có một số doanh nghiệp trong nước chế biến các sản phẩm từ cây giảo cổ lam, phổ biến là các sản phẩm dưới dạng trà, viên nén, dung dịch và có tới cả trăm thầy thuốc tư nhân chế biến loại trà này để bán.

Ông Trần Ngọc Lâm bên một thảo dược quý, có hàm lượng Saponin rất cao

Các doanh nghiệp, thầy thuốc đều đua nhau quảng cáo công dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam, khiến cây thuốc này nhuốm màu huyền bí, tạo sự quan tâm đặc biệt với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tác dụng “thần kỳ” với cả trăm loại bệnh cũng không thể sánh được với một tác dụng duy nhất, đó là trị bệnh ung thư.

Trong các lời quảng cáo, họ trích dẫn rất nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước khẳng định loài cây này có tác dụng “hỗ trợ điều trị bệnh ung thư”, có khả năng “ức chế khối u” và phòng ngừa ung thư.

Còn tác dụng hỗ trợ được đến mức nào, và ức chế, phòng ngừa được bao nhiêu phần trăm khối u thì có… trời mới biết được, vì chưa có một cuộc thử nghiệm thực tế nào trên cơ thể hàng loạt bệnh nhân ung thư.

Lợi dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khả năng “hỗ trợ điều trị” và “ức chế khối u”, một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ cây này và đặc biệt là các ông lang, đã tung hô giảo cổ lam lên tận trời xanh về khả năng “trị ung thư”, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Và thế là, hàng vạn bệnh nhân ung thư trên khắp đất nước bỏ tiền mua các loại sản phẩm chế biến từ cây thuốc này sử dụng. Tuy nhiên, kết quả “điều trị” ung thư của các sản phẩm chế biến từ giảo cổ lam với bệnh nhân ung thư thế nào, đã có ai khỏi bệnh hay chưa thì có trời mới biết được.

Ông Trần Ngọc Lâm, sử dụng giảo cổ lam từ nhiều năm qua cho biết, giảo cổ lam không hiếm như người ta tưởng, mà chúng mọc như cỏ dại khắp rừng Hoàng Liên Sơn, thậm chí mọc thành bụi ven ruộng bậc thang. Loài cây này cũng mọc bạt ngàn bên Trung Quốc và họ không thèm mua loại cây này chứ đừng nói với giá bạc triệu.

Ông Lâm kể chuyện vui rằng, có một doanh nghiệp, tưởng người Trung Quốc thu mua với giá trên trời như lời đồn đại, liền thu gom cả xe tải chở lên Hà Khẩu, tính bán kiếm lời bạc tỷ. Tuy nhiên, đem sang bên kia, người Trung Quốc bảo: “Cây này mọc như cỏ khắp Trung Quốc, chúng tôi phải thu gom làm phân bón ruộng, nếu người Việt Nam dùng, chúng tôi nhổ cho không!”. Thế là doanh nghiệp này chở ngược lại Việt Nam, đổ thối cả góc núi.

Điều ông Trần Ngọc Lâm nói thật khó tin, chẳng lẽ nhiều nhà khoa học Việt Nam không hiểu rõ về giảo cổ lam, hay chỉ sao chép các nghiên cứu từ nước ngoài, rồi có nhầm lẫn nào đó về loài cỏ này? Theo chỉ dẫn của ông Trần Ngọc Lâm, tôi tìm về chợ thuốc Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội). Tôi quả thực kinh ngạc khi giảo cổ lam được bán thành đống, chất thành kho trong nhà dân. Và điều kinh ngạc hơn, là mỗi kg giảo cổ lam khô chỉ có giá 30 ngàn đồng. Thứ thảo dược vượt đường sá xa xôi, mà có giá như thế thì khác gì cỏ.

Theo ông Lâm, đó toàn là giảo cổ lam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Trung Quốc trồng giảo cổ lam như trồng cỏ và bán cũng rẻ như bán cỏ. Ngay cả giảo cổ lam ở Việt Nam, hiện đang bán ở nhiều nơi, cũng chỉ đến giá đó mà thôi, bởi chúng mọc như cỏ ở các vùng núi thấp.

Đâu mới là “thần dược” giảo cổ lam?

Ông Trần Ngọc Lâm tiết lộ rằng, hầu hết thứ chúng ta đang dùng không phải giảo cổ lam thực sự. Loài thảo dược gọi là giảo cổ lam này có tới 27 loài khác nhau và chỉ có duy nhất 2 loài có giá trị, có nhiều hoạt chất tốt, có tác dụng chữa bệnh mà thôi. Những loài khác chỉ là cùng họ và giá trị dược liệu rất kém.

Là người có nhiều năm sống ở Trung Quốc, nghiên cứu về thảo dược, nên ông Trần Ngọc Lâm hiểu rất rõ người Trung Quốc. Họ luôn thu mua những thứ tốt với giá cao, khiến núi rừng Việt Nam cạn kiệt, rồi lại bán sang Việt Nam thứ đó với giá rất rẻ. Điều này quả thực lạ, nhưng ông Lâm thừa hiểu bụng dạ của họ. Họ đã thu mua hết thứ tốt, sau đó bán sang Việt Nam đồ đểu, đồ giả, đồ nhái. Giảo cổ lam là một ví dụ điển hình.

Cũng giống như cây ba kích. Thứ thảo dược ngâm rượu “ông uống bà khen” ấy, nếu được trồng ở Việt Nam, thì mua tận gốc cũng phải 500 ngàn/kg, còn mọc hoang dã thì phải tiền triệu. Người Trung Quốc sẵn sàng mua ba kích với giá cao, nhưng lại bán sang Việt Nam cả ngàn tấn ba kích với giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg. Kỳ thực, họ mua đồ xịn, còn bán sang Việt Nam toàn đồ nhái, đồ giả.

Giảo cổ lam 7 hoặc 9 lá, mọc ở độ cao 2.000 mới quý

Cũng có khi, họ đã lấy hết hoạt chất, rồi bơm vào thứ bã đó các loại hóa chất đánh lừa vị giác. Hoặc họ bán sang Việt Nam thứ cùng họ với ba kích mà thôi. Điều đáng buồn là rừng núi nước ta từng có nhiều ba kích, nhưng giờ lại chỉ toàn uống rượu ngâm ba kích Tàu.

Theo ông Trần Ngọc Lâm, ông biết sử dụng giảo cổ lam để trị bệnh từ trước khi các nhà khoa học Việt Nam công bố tìm thấy loài cỏ này và nghiên cứu về nó. Hồi trị ung thư phổi ở Tây Tạng, ông thấy các nhà sư sử dụng giảo cổ lam rất phổ biến.

Theo các nhà sư Tây Tạng, chỉ có 2 loại giảo cổ lam, gồm 7 lá và 9 lá, hình dáng thân dây khác biệt hoàn toàn với các loại khác, mới được coi là giảo cổ lam thực sự. Loại giảo cổ lam này mọc hoang dã trên núi đá granit, ở độ cao trên 2.000m, mới có tác dụng chữa bệnh. Giảo cổ lam này có hàm lượng Saponin cao và nhiều hoạt chất quý khác.

Việc khai thác giảo cổ lam cũng là bí quyết của các nhà sư Tây Tạng. Họ chỉ khai thác giảo cổ lam vào mùa nhất định và thời điểm nhất định trong ngày. Các nhà sư cắt cả thân cây, để lại gốc cho cây lên tiếp.

Những dây giảo cổ lam được phơi ngoài trời đến khi héo, khô. Sau đó, họ tuốt bỏ lá, rồi mới chặt thân giảo cổ lam thành từng đoạn ngắn để chế biến thuốc. Theo ông Lâm, nếu chặt tươi đem phơi, thì nhiều thành phần quý sẽ bị mất đi. Ngoài ra, hàm lượng dược trong lá cũng thấp hơn thân rất nhiều, nên bỏ đi.

Chế biến giảo cổ lam và phối hợp với các thảo dược khác để bổ sung tính năng, tăng cao dược tính là bí quyết của các nhà sư Tây Tạng, mà đến cả người Trung Quốc cũng chưa biết đến.

Ông Lâm thu hái giảo cổ lam trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Theo ông Lâm, ông đã học được nhiều bí quyết từ các nhà sư Tây Tạng, kết hợp giảo cổ lam với một số thảo dược khác, biến những thảo dược bình thường thành thần dược, quý hơn cả nhân sâm. Bởi vì, những thảo dược đó không chỉ bồi bổ cơ thể như nhân sâm, mà còn chữa bệnh như thuốc.

Giảo cổ lam chính là chất độn, nhưng là chất dẫn thuốc cực kỳ hiệu quả trong trà Trường Sinh Thang, thứ trà mà các nhà sư Tây Tạng sử dụng như nước uống, như trà mạn hàng ngày. Thứ trà ấy có tác dụng mạnh trong việc giải độc cơ thể, tăng cường chức năng gan, bồi bổ cơ thể, đặc biệt là đào thải tế bào tự do, ngừa ung thư…

Bao năm qua, ông Trần Ngọc Lâm đều phải tự thu hái giảo cổ lam trong rừng sâu và trung thành với cách chế biến, thu hái của các nhà sư Tây Tạng. Ông đã đưa được thứ trà thuốc thần kỳ này về Việt Nam, cho người Việt dùng. Ông Lâm cho biết: “Tiếc rằng nguồn thảo dược ở Việt Nam ít quá, nên tôi chỉ sản xuất được một số lượng rất nhỏ. Giá như, người Trung Quốc không thu mua sạch thảo dược quý, có được nhiều nguyên liệu, sản xuất được trà Trường Sinh Thang cho người dân cả nước dùng với giá rẻ, thay cho trà mạn thì tốt biết mấy…”.

Theo Phong Bình (VTC News)

Lượt xem: 4899

Các tin khác

Các biện pháp kỹ thuật làm sạch không khí

(18/06/2015 10:59:AM)

Đà Nẵng định lượng về thành phố môi trường

(15/05/2015 07:46:AM)

Tìm nguồn điện từ rác

(31/03/2015 01:21:PM)

Cần đổi mới cơ chế tài chính cho bảo tồn thiên nhiên

(04/03/2015 02:01:PM)

Thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam

(21/01/2015 03:05:PM)

Huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ cho tăng trưởng xanh

(15/01/2015 09:48:AM)

Làm sạch không khí đô thị: Hãy nhìn người Đan Mạch

(12/01/2015 10:47:AM)

Việt Nam - Hàn Quốc: Cơ hội hợp tác phát triển công nghệ môi trường

(30/12/2014 09:36:AM)

Hiệu quả với mô hình sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu

(25/12/2014 03:42:PM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE