>>> Cộng đồng ven biển và sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu
>> Thúc đẩy quản lý tài nguyên ven biển, ứng phó biến đổi khí hậu
Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Hữu Thọ, việc triển khai các mô hình sinh kế thích ứng với
biến đổi khí hậu do MCD tổ chức đã được lãnh đạo địa phương và cộng đồng dân cư ven biển đánh giá rất cao, tạo điều kiện tăng thu nhập cho các hộ nghèo.
Ngoài việc hỗ trợ về kiến thức và vốn cho hộ nghèo phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nó đã làm cho cộng đồng nâng cao nhận thức về biến đổi
khí hậu, từ đó có những hành động dần thích ứng trong cuộc sống, trong đó có việc lựa chọn sinh kế.
Bà Hoàng Thị Ngọc Hà, tư vấn sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, đánh giá việc xây dựng sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân vùng đồng bằng ven biển là nhu cầu cấp thiết nhằm tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với biến đổi khí hậu bởi người dân khu vực này có năng lực thích ứng hạn chế do thu nhập thấp và ít có khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ và giáo dục.
“Đa số họ sống ở những vùng địa lý nhạy cảm về khí hậu, đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản hầu như không có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Về cơ bản, hỗ trợ sinh kế thường được cung cấp tới các cộng đồng sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp họ giảm sự phụ thuộc cũng như tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và làm giảm tính dễ bị tổn thương trước những sự thay đổi từ bên ngoài như các cú sốc, các khuynh hướng, tính mùa vụ. Nói cách khác, các giải phá, mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp người dân cải thiện thu nhập một cách bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả hơn”, bà Hà nhấn mạnh.
Qua thực tiễn áp dụng ở các hộ dân ở 3 vùng dự án cho thấy các kỹ thuật sản xuất cải tiến nói chung và ứng dụng công nghệ sinh học nói riêng trong chăn nuôi, trồng trọt là một lựa chọn phù hợp, hiệu quả, có tính thích ứng cao và bền vững.
“Nhà tôi chăn nuôi bao năm rồi nhưng chưa bao giờ thấy thoải mái thế này, vì cái đệm lót sinh học nó giải quyết được vấn đề phân và nước thải, sạch sẽ mà vẫn tiết kiệm nước, đỡ phải dọn hằng ngày. Lợn con nào cũng khỏe. Tôi đã đầu tư thêm 1 chuồng và nuôi chục con nữa. Xã hôi nhiều người đến hỏi kinh nghiệm lắm, tôi hướng dẫn cho 5 – 6 hộ làm nền chuồng rồi. Ai nuôi lợn cũng làm đệm lót sinh học”, anh Nguyễn Văn Thiện, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, chia sẻ.
Theo bà Hà, bên cạnh những giá trị kinh tế trực tiếp mà các mô hình, giải pháp can kinh kế mang lại cho nông dân là các lợi ích quan trọng về mặt môi trường. Đó là tính thích ứng, chống chịu lâu dài với các điều kiện
thiên tai cực đoan có nguy cơ gia tăng.
Thông qua dự án này, kết quả cho thấy 100% số mô hình dự án triển khai đã chứng minh được khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, thể hiện ở việc giảm bớt phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết cực đoan thường xảy ra ở 3 địa bàn huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình), và đảo Cát Bà (TP Hải Phòng). 83% hộ dân được hỏi ghi nhận tính thích ứng thời tiết của các mô hình này tốt hơn so với lối sản xuất truyền thống.
Từ những lợi ích về mặt kinh tế và môi trường mà dự án mang lại, ông Thọ kiến nghị đơn vị tài trợ và MCD tiếp tục hỗ trợ cho cộng đồng dân cư nhân rộng các kinh tế; thay đổi một số sinh kế cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Trong các sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu do MCD lựa chọn và tiến hành thí điểm đều có những đặc tính nổi trội, rất tốt để phát triển trong việc
thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế không phải sinh kế nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế để có thể áp dụng và triển khai diện rộng.
Minh Cường