Ông Phạm Xuân Thu (Viện Khoa học & Lâm nghiệp Việt Nam) nêu ra nguy cơ gây nguy hại đến CDS. Các yếu tố gây nguy hại đến CDS bao gồm: đất đai, các yếu tố trên mặt đất như công trình xây dựng gần với CDS, xe cộ phương tiện giao thông va đập. Con người làm tổn thương CDS trong quá trình chăm sóc, cắt xén…
Mặt khác, CDS đang sống trong điều kiện không theo quy luật tự nhiên mà theo ý thích chăm sóc và nhu cầu của con người. “Những quy luật không tự nhiên đã dẫn đến tình hình sức khỏe của cây trở nên suy giảm và ngày càng tồi tệ hơn do yếu tố nội tại và sâu, bệnh” – ông Thu nhấn mạnh.
Theo ông Lê Huy Cường (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) giữa CDS và các di tích lịch sử văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy khi trùng tu di tích nếu không cẩn trọng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến CDS nhất là phần tán cây và hệ rễ cây.
Hiện cả nước có 628 CDS. Trong đó, phần lớn các CDS là do cộng đồng quản lý (67%) còn lại là do cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân. Ngoài các giá trị khoa học cảnh quan, CDS còn có giá trị tâm linh văn hóa lịch sử.
Hiện nay, hầu hết các cây di sản đều có tuổi cao, trên cơ thể mang nhiều bệnh tật vì vậy cần chế độ chăm sóc bảo vệ thích hợp và tránh tác động xấu khi trùng tu các di tích.