quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

“Nguyên liệu đã bỏ đi rồi thì nhập về làm gì”

Thứ Sáu, 21/02/2014 | 08:30:00 PM

Đó là lưu ý của ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách khi cho ý kiến về Điều 78 'Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu' của dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường trong phiên họp Thường vụ Quốc hội sáng nay.




Về Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường trình Thường vụ Quốc hội sáng nay, đa số các ý kiến đồng tình với chủ trương cần ban hành luật này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị những nội dung quy định trong Luật phải phù hợp với Hiến pháp vừa được thông qua.

Theo Thời báo Ngân hàng, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu, quy định rõ trong Luật nhóm phế liệu được phép nhập khẩu, quy định Chính phủ công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào nội địa; bổ sung quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu được phép nhập khẩu; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước...

Tuy nhiên, ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần phải cân nhắc lại việc cho phép nhập phế liệu. "Phế là nguyên liệu bỏ đi, các nước có khoa học, công nghệ cao hơn mình đã bỏ đi rồi thì mình nhập làm gì. Nguyên liệu nhập thì rất rộng kể cả loại không thể tiêu hủy được. Chính vì vậy phải cân nhắc, nếu không Việt Nam sẽ trở thành bãi rác thải của thế giới", ông Hiển nói.

Tiếp thu ý kiến này, Ban soạn thảo đã chỉnh sửa lại quy định về nhập khẩu phế liệu, quy định cụ thể "phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: kim loại và hợp kim, giấy, thủy tinh và nhựa", yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có quy định chặt chẽ về danh mục phế liệu được nhập khẩu và điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu như tại Điều 78 "Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu".


Tại phiên họp, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung hộ gia đình vào phạm vi điều chỉnh. Ý kiến khác đề nghị bổ sung "trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường" vào phạm vi điều chỉnh của Luật.
 
17 hành vi bị cấm

Infonet cho biết dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường trình Thường vụ Quốc hội đưa ra 17 hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó luật quy định cấm phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; cấm khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật đang được Quốc hội cho ý kiến cũng cấm khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Lệnh cấm cũng áp dụng đối với việc chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Nhóm vấn đề khác cũng rất đáng quan tâm khi Luật Bảo vệ Môi trường cũng nghiêm cấm thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí; cấm thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép.

Quy định này cũng áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa không đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; cấm nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức; cấm nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép…

Đối với các chủ dự án, trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thi công xây dựng dự án; quan trắc môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Chủ dự án cũng phải thiết kế, xây lắp các công trình bảo vệ môi trường; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh vùng lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện…

Đề cập đến phạm vi lãnh thổ, theo Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh niên Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội, GS Đào Trọng Thi, đề nghị cần phải nhấn mạnh bao gồm cả vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Thời báo Ngân hàng dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường Phan Xuân Dũng tán thành với loại ý kiến thứ nhất và cho rằng, quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh là phù hợp. Vì quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ bao gồm cả nội dung bảo vệ môi trường của các vùng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường phải đồng bộ với các loại quy hoạch khác, bảo đảm gắn kết từ khâu lập quy hoạch, quản lý theo quy hoạch với việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường...

Mai Anh

(MOITRUONG.COM.VN)



Lượt xem: 1395

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE