HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE
Xử lý dioxin ở Đà Nẵng khá tốt nhưng cần tich hợp và lựa chọn thêm một số công nghệ thích hợp tại sân bay Biên Hòa
Thứ Tư, 06/09/2017 | 09:00:00 AM
(VACNE, 5/9/2017)- Đây là ý kiến của các chuyên gia Hội BVTN&MT Việt Nam tại Hội thảo “kết quả áp dụng công nghệ xử lý dioxin trong sân bay Đà Nẵng’ vừa diễn ra hôm nay tại Hà Nội.
Đây là hội thảo khoa học nhằm đánh giá kết quả và chia sẻ thông tin về xử lý dioxin băng công nghệ nhiệt do Tổ chức phát triển quốc tế Mỹ (USAID) triển khai áp dụng từ cuối năm 2011 đến tháng 8/2017 tại sân bay Đà Năng do Mỹ để lại sau chiến tranh Việt Nam.
Theo báo cáo của đại diện Cục Khoa học quân sự, Quân chủng Phòng không – Không quân, Viện KHCN quân sự, Bộ tư lệnh Hóa học,Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và tổ chức USAID tại Việt Nam: dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại đây đạt kết quả tương đối tốt.
Cả 2 giai đoạn của dự án này đã xử lý được 90.000 m3 đất đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam QCVN 452012/BTNMT và tiêu chuẩn quốc gia TCVN8183:2009 ; đồng thời đã cô lập 60.000m3 đất nhiễm dioxin dưới ngưỡng (< 1000ppt) giải phóng diện tích 29.000 m2 phí Đông Bắc sân bay Đà Nẵng bằng công nghệ giải hấp nhiệt trong mố (IPTD).
Cụ thể là: đất và bùn còn tồn lưu dioxin (hay còn gọi là chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam) sẽ được chuyển vào các mố có cắm những cực điện tỏa nhiệt, làm bốc hơi và hút gom lại bồn chứa và sau đó hấp phụ bằng than hoạt tính, đưa ra nước ngoài xử lý.
Đồng quan điểm với đại biểu Hội BVTN&MT Việt Nam và các đơn vị của Bộ Quốc phòng, nhiều ý kiến cho rằng: sự thành công của dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng" là tiền đề để chính phủ hai nước tiếp tục thực hiện khắc phục hậu quả chất độc tồn dư sau chiến tranh tại các điểm nóng khác của Việt Nam, nhất là Dự án xắp tới tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai). Công nghệ IPTD được lựa chọn khá tốt, nhưng quá đắt và bộc lộ một số nhược điểm, gây xảy ra vài số sự cố gây khiếu kiện. Vì thế, việc triển khi xử lý dioxin còn tồn lưu ở mộ điểm sát khu vực dân cư và gần nơi đầu nguồn cung cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh như sân bay Biên Hòa phải tiếp tục thảo luận sâu hơn. Công nghệ đó phải đảm bảo xử lý triệt để, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho môi trường và con người; phù hợp và chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam; đồng thời phải có chi phí phù hợp của phía Hoa kỳ cũng như vốn đối ứng của Việt Nam. Đặc biệt, nên triển khai tích hợp các công nghệ cho những khu vực có nồng độ ô nhiễm khác nhau ở Việt Nam./.
Văn phòng VACNE
Lượt xem: 3048
Các tin khác
Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 4/2025 (08/05/2025 11:46:AM)
Đẩy mạnh thực hiện Kết luận 81-KL/TW: Huy động sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (06/05/2025 12:25:PM)
Một số hình ảnh Trung tâm SOS của VACNE tham gia xử lý sự cố tràn dầu ở Cần Giờ (04/05/2025 10:19:AM)
Thảng thốt (03/05/2025 03:58:PM)
Công nhận Cây Di sản vào đúng ngày Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/04/2025 11:52:PM)
Khoa Môi trường – 25 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu vì môi trường bền vững (29/04/2025 03:57:PM)
Gặp mặt giữa VACNE và Đoàn Doanh nghiệp Năng lượng Trung Quốc (25/04/2025 05:32:PM)
Bốn cây cổ thụ đầu tiên của huyện Mèo Vạc được gắn bia “Cây di sản Việt Nam” vào dịp lễ lớn của tỉnh Hà Giang (25/04/2025 02:41:PM)
Cứu cây Sấu Di sản: Mầm sống mới trỗi dậy từ cội nguồn (22/04/2025 05:35:PM)