quản lý tòa nhà

logo Tri ân Tiền bối VACNE Thi đua Chào mừng Đại hội VIII
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

Xem con người “so tài” với động vật

Thứ Sáu, 24/12/2010 | 10:47:00 AM

Từ trước đến nay, con người chúng ta vẫn luôn vỗ ngực tự hào là loài “siêu đẳng” nhất trong tự nhiên. Thế nhưng, nếu có một cuộc thi được tổ chức để các nhà vô địch của chúng ta so tài với những nhà vô địch thuộc các loài khác thì chưa chắc “mèo nào cắn mỉu nào”.



Hãy cùng xem bản tổng kết đánh giá của trang Virginmedia:


 

Xe đua công thức 1 McLaren: tăng tốc từ 0 lên 96km/giờ trong 3,2 giây
Báo Cheetah: tăng tốc từ 0 – 96km/giờ trong vòng chưa đầy 3 giây

Báo cheetah là động vật chạy nhanh nhất trên hành tinh. Nó có thể đạt vận đến 96 km/giờ)chỉ trong chưa đầy 3 giây, còn nhanh hơn cả chiếc xe đua công thức 1 nổi tiếng thế giới McLaren. Trong thực tế, chỉ có những siêu xe lọt vào vòng hai của giải đua công thức 1 mới có hy vọng, dù khá mong manh, để đánh bại loài báo này.


 

Vận động viên Usain Bolt: chạy 100m trong 9,58 giây
Báo Sarah: đạt thành tích 100m trong 6,13 giây


Báo Sarah (một con báo cái thuộc giống cheetah) ở sở thú Cincinnati (Mỹ) đã đánh bại vận động viên có biệt danh “tia chớp Jamaica” – người chạy nước rút nhanh nhất hành tinh. Với thành tích này, nàng báo Sarah hiện đang giữ kỷ lục là động vật chạy nhanh nhất trên mặt đất.


 

Tàu lượn siêu tốc Kingda Ka Rollercoaster: lao với vận tốc 204 km/giờ
Chim ưng Peregrine: bay với vận tốc hơn 320km/giờ


Tàu lượn siêu tốc Kingda Ka Rollercoaster – một trong những tàu lượn “rùng rợn” nhất thế giới - ở công viên giải trí Six Flags Great Adventure (bang New Jersey, Mỹ) giữ kỷ lục là chiếc tàu lượn siêu tốc nhanh nhất và cao nhất trên thế giới vào thời điểm khánh thành tháng 5/2005. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy tàu lượn này chưa cho bạn cảm giác đủ mạnh thì bạn có thể “xin quá giang” trên lưng chim ưng peregrine. So với chim ưng peregrine thì tốc độ của tàu lượn Kingda Ka “chẳng thấm vào đâu”.


 

Frédérick Bousquet: giữ kỷ lục bơi tự do cự ly 50 m trong 20,94 giây vào năm 2009.
Cá cờ: có thể đạt vận tốc 112 km/giờ


Thành tích ấn tượng của vận động viên bơi lội người Pháp này tính ra chỉ khoảng 8,5 km/giờ. Nếu Frédérick cùng thi với cá cờ - loài cá bơi nhanh nhất đại dương, với chiếc vây lưng đặc biệt –  thì cũng giống như rùa đua với thỏ.


 

Tàu ngầm nguyên tử: di chuyển với vận tốc trung bình khoảng 47km/giờ.
Cá mập Mako: có thể đạt vận tốc bơi đến 96km/giờ.


Có thể bạn sẽ thất vọng khi nghĩ rằng các tàu ngầm được trang bị những công nghệ tiên tiến vào bậc nhất mà vẫn không thể đánh bại cá mập Mako. Nhưng bạn sẽ cảm thấy được an ủi phần nào khi biết rằng cá mập Mako không phải “kẻ tầm thường”: Nó là loài thông minh nhất so với các loài họ hàng của mình và là đề tài trong rất nhiều nghiên cứu của các nhà sinh vật học.


 

Dù lượn: có thể đạt vận tốc 104km/h
Chim én: bay với vận tốc lên đến 170km/h


Chim én trong tiếng Anh gọi là swift – có nghĩa là nhanh nhẹn. Có lẽ người ta đã đặt tên cho loài chim này dựa vào khả năng bay nhanh đáng nể của chúng. Trung bình, trong suốt cuộc đời, một con chim én bay hết chặng đường dài 4,5 triệu km, tương đương với 6 chuyến đi lên Mặt trăng rồi quay lại, hoặc khoảng 100 vòng quanh Trái Đất.


 

Máy xúc lớn nhất thế giới Bagger 288: vận tốc đào tối đa là 10 mét/phút
Con lửng (badger): có thể đào lổ chui hoàn toàn xuống đất trong vòng chưa tới 1 phút.


Chỉ cần vài tính toán đơn giản thì ta có thể thấy rằng, nếu để một con lửng cùng thi đào đất với chiếc máy đào đồ sộ nhất thế giới (được sản xuất bởi công ty Krupp của Đức), thì lửng nhà ta chắc chắn sẽ chiến thắng. Bagger 288 có chiều cao đến 96 mét, như vậy, với vận tốc đào 10m/phút thì nó phải mất khoảng 10 phút để “tự đào lỗ chui xuống đất”, và với khoảng thời gian này thì con lửng đã đào được nửa đoạn đường sang Trung Quốc rồi.


 

Lực sĩ Hossein Razazadeh: có thể nâng 263kg
Bọ tê giác: có thể “vác” một vật có khối lượng đến 3g

Bạn có thể nghĩ ngay rằng trong cuộc so tài này thì con người chúng ta đã toàn thắng vẻ vang. Tuy nhiên, hãy nhìn lại và so sánh kích thước cũng như khối lượng giữa tay lực sĩ khỏe nhất hành tinh và loài bọ nhỏ xíu này. Nhà vô địch Olympic bộ môn cử tạ có trọng lượng cơ thể khoảng 163kg, như vậy anh ta có thể nâng được một khối lượng gần gấp đôi trọng lượng cơ thể mình. Còn bọ tê giác có thể nâng một khối lượng gấp đến 850 lần trọng lượng cơ thể của nó, tương đương với việc Hossein nâng một đầu máy xe lửa.


 

Võ sĩ sumo Konishiki Yasokichi: là võ sĩ sumo có trọng lượng cơ thể nặng nhất hiện nay, khoảng 261kg.
Cá voi xanh: riêng phần đuôi đã đạt trọng lượng đáng kinh ngạc – 188,5kg.


Trong môn vật sumo, trọng lượng và kích thước cơ thể là yếu tố quyết định. Konishiki đã chiến thắng rất nhiều đối thủ của mình nhờ có được lợi thế này. Nhưng nếu có một cuộc thi tài giữa Konishiki và cá voi xanh thì rõ ràng đây là một “cuộc chiến” không hề cân sức, và thiệt thòi dĩ nhiên chỉ mình Konishiki gánh chịu.

  • Cao Nguyên
(Vietnam Net, 24/12/2010)
 

Lượt xem: 3680

Các tin khác

Khai thác các giá trị của thiên nhiên theo hướng bền vững

(25/03/2024 06:18:AM)

Thái Bình chọn rừng

(24/03/2024 06:08:AM)

Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 - "Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero"

(17/03/2024 07:00:AM)

Ngày Nước thế giới 2024 - Nước cho hòa bình

(16/03/2024 07:17:AM)

Ngày Khí tượng thế giới 2024 - Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu

(16/03/2024 07:14:AM)

TP. Hồ Chí Minh: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

(15/03/2024 06:14:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(14/03/2024 04:16:AM)

Lâm Đồng: Chuyến tàu ''tăng trưởng xanh'' chuyển bánh

(11/03/2024 05:11:AM)

Giữ lại 12.500 ha Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình)

(08/03/2024 06:00:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE