quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Xây dựng bộ tiêu chí xác định độ nhạy cảm của hệ sinh thái thảm cỏ biển

Chủ Nhật, 09/10/2011 | 08:18:00 PM

Cỏ biển (Sea Grass) là một nhóm thực vật sống ở vùng nước trong và lặng sóng ven bờ biển, đặc biệt ưa thích vùng nước ven chân đảo và trong các vũng vịnh.

Nguyễn ĐìnhHòe, VACNE




Thảm cỏ biển Enhalus acoroides Thalassia hemprichii ở Sông Lô (Nha Trang).\

Ảnh Nguyễn Xuân Hoa, 2009 (2)

Trên thế giới có khoảng 58 loài thuộc 12 chi.Việt Nam có 15 loài, được coi là có tính đa dạng cao nhất Đông Nam Á về  số loài cỏ biển.Thảm cỏ biển cùng với rạn san hô và rừng ngập mặn tạo thành bộ 3 hệ sinh thái quan trọng bậc nhất vùng bờ. Thảm cỏ biển được mệnh danh là “rừng mưa nhiệt đới dưới biển” vì tính phức tạp về cấu trúc và tính đa dạng sinh học đi kèm, cũng như năng suất sinh học rất cao. 1 ha cỏ biển mỗi năm tạo ra 25 tấn lá, đủ cung cấp thức ăn cho 40.000 con cá, và 50 triệu động vật không xương sống nhỏ, là nơi sinh cư của rùa, dugong và heo biển.  Vì cần ánh sáng để quang hợp nên cỏ biển thích vùng nước nông và trong ven bờ nhưng chúng có thể mọc được cả ở độ sâu đến 32m, thậm chí 68m nếu nước đủ trong.

  Độ nhạy cảm của một hệ sinh thái còn được gọi là “độ dễ bị tổn thương” hay “độ nóng”, được gây ra do các sức ép nhân sinh và tự nhiên lên tính đa dạng sinh học của một hệ sinh thái cụ thể. Bộ tiêu chí đo lường độ nhạy cảm của Thảm cỏ biển được xây dựng trên cơ sở phương pháp ma trận kiểm kê môi trường (Environmental Inventory) hệ sinh thái rạn san hô củaDirk B, et al., UNEP, 1998 (1) có tên là bộ tiêu chí RAR (Reef At Risk), có bổ sung và điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với các kiểu hệ sinh thái khác nhau. Từ ma trận này, chỉ số lượng hóa đo lường độ dễ bị tổn thương về Đa dạng sinh học của một hệ sinh thái BVI (Biodiversity Vulnerability Index) được xây dựng kèm theo độ chính xác r. Đây là phương pháp dễ thực hiện với chi phí rẻ và nhanh.


1. Bộ tiêu chí

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ nhạy cảm của HST thảm cỏ biển (TCB)  dựa theo nguyên tắc bộ tiêu chí RAR có bổ sung

 

STT

Tên tiêu chí
Mức độ

Nhạy cảm cao

(Khoảng cách đến TCB)

Nhạy cảm trung bình

(khoảng cách đến TCB)

I

Phát triển đới bờ

 

 

 

1

Các điểm dân cư

Bất kể to nhỏ

£ 1km

 

£ 5 km

2

Khai mỏ

Bất kể kiểu gì

£ 1km

 

£ 5km

3

Điểm du lịch

 

Bất kể loại hình DL nào khác trong TCB

 

DLST trong TCB (lặn)

 

4

Nuôi trồng thủy sản

Bao gồm cả nuôi ven bờ và nuôi biển

Nuôi kiểu công nghiệp trong TCB

 

Nuôi kiểu sinh thái xen kẽ trong TCB

5

San lấp

 

San lấp rộng lấy diện tích xây dựng đô thị mới hay cơ sở hạ tầng CN, GTVT, DL

San lấp lẻ tẻ làm nhà ở của dân địa phương

II

Ô nhiễm biển

 

 

 

6

 

7

Cảng

 

Cửa sông

Cảng vừa hay lớn

 

Tạo độ đục vào mùa mưa

£ 1 km

 

£ 1 km

 

£ 5 km

 

£ 5 km

 

III

Khai thác quá mức và đánh bắt hủy diệt

 

 

 

8

Mật độ dân số vùng bờ

Mật độ dân số vùng bờ > 100 người / km2

£ 1km

£ 5 km

9

Khai thác tài nguyên sinh vật trong TCB

 

Khai thác các loài không thuộc diện  quý hiếm trong mức tự phục hồi

1/ Khai thác các loài không quý hiếm quá mức tự phục hồi, hoặc khai thác các loài thuộc diện  quý hiếm

 

IV

Chất lượng ĐDSH

 

 

 

10

Diện tích TCB

Tỷ lệ diện tích TCB  so với diện tích trước 1975

£ 25%

Trên 25% đến dưới 75%

 














































































Cách đánh giá:

Có 10 tiêu chí đánh giá độ nhạy cảm (độ nóng) của HST TCB. Một HST TCB là:

·        Nhạy cảm rất cao nếu có từ 6 đến 10 tiêu chí nhậy cảm cao;

·        Nhạy cảm cao nếu có từ 1 đến 5 tiêu chí thuộc diện cảm cao;

·        Nhạy cảm trung bình nếu có 2 tiêu chí thuộc diện trung bình trở lên mà không có tiêu chí nào thuộc diện cao

·        Nhạy cảm thấp nếu chỉ có 1 tiêu chí thuộc diện trung bình.

Lượng hóa:

Chỉ số BVIm =  (m-1)/10; BVIh =  n/10; nhạy cảm cao nếu BVIh từ 0,10 đến 0,50; nhaỵ cảm rất cao nếu BVIh từ 0,60 đến 1,0. r = (10 – k)/10 = 1 – k/10

2. Ngiên cứu trường hợp: thảm cỏ biển tỉnh Khánh Hòa

Tổng diện tích thảm cỏ biển ở tỉnh Khánh Hòa khoảng: 1.862 ha. Bao gồm vịnh Vân Phong: 600 ha, đầm Nha Phu: 31 ha, Vịnh Nha Trang: 78 ha, Đầm Thủy Triều: 548 ha, Vịnh Cam Ranh: 605 ha. Các thảm cỏ biển ở Khánh Hòa là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú. Các thảm cỏ biển ở đầm Thủy Triều và vịnh Cam Ranh hàng năm cung cấp khoảng 778,25 tấn cá (cá Dò, Cá Móm, Cá Dìa, Cá Liệt, Cá Đối lá, Cá Đục, Cá Bống), 613,68 tấn động vật Giáp xác (Cua, Ghẹ, Còng, Tôm đất), 184,42 tấn Động vật Thân mềm (Mực lá Dẻ áo Sò bum Sò lông Ốc nhảy và các loại khác) (2) .

Diện tích phân bố của các thảm cỏ ven biển Khánh Hòa suy giảm nhanh so với 5 năm trước đây, diện tích giảm bình quân hơn 80 ha/ năm (2) ..

STT

Tên tiêu chí
Mức độ

Nhạy cảm cao

(Khoảng cách đến TCB)

Nhạy cảm trung bình

(khoảng cách đến TCB)

I

Phát triển đới bờ

 

 

 

1

Các điểm dân cư

Bất kể to nhỏ

£ 1km

Nhiều trung tâm dân cư sát TCB

£ 5 km

2

Khai mỏ

Bất kể kiểu gì

£ 1km

Mỏ cát Đầm Môn, thủy triều sát TCB

£ 5km

3

Điểm du lịch

 

Bất kể loại hình DL nào khác trong TCB

Du lich nghỉ dưỡng tại các resort xây dựng trên TCB

DLST trong TCB (lặn)

Không có

 

4

Nuôi trồng thủy sản

Bao gồm cả nuôi ven bờ và nuôi biển

Nuôi kiểu công nghiệp trong TCB

Nuôi công nghiệp

Nuôi kiểu sinh thái xen kẽ trong TCB

5

San lấp

 

San lấp rộng lấy diện tích xây dựng đô thị mới hay cơ sở hạ tầng CN, GTVT, DL

Đào đắp, bao bờ lấn biển để xây dựng các ao, đìa nuôi thủy sản và khu du lịch làm mất đi một số lớn diện tích thảm cỏ biển

San lấp lẻ tẻ làm nhà ở của dân địa phương

II

Ô nhiễm biển

 

 

 

6

 

 

7

Cảng

 

 

Cửa sông

Cảng vừa hay lớn

 

 

Tạo độ đục vào mùa mưa

£ 1 km

 

 

£ 1 km

Các dòng sông trong tỉnh vào mùa mưa gây đục nước biển ven bờ trong diện tích phát triển TCB

£ 5 km

Nhiều cảng vừa và lớn

 

£ 5 km

 

III

Khai thác quá mức và đánh bắt hủy diệt

 

 

 

8

Mật độ dân số vùng bờ

Mật độ dân số vùng bờ > 100 người / km2

£ 1km

Nhiều Trung tâm dân cư phân bố sát TCB

£ 5 km

9

Khai thác tài nguyên sinh vật trong TCB

 

Khai thác các loài không quý hiếm quá mức tự phục hồi, hoặc khai thác các loài thuộc diện  quý hiếm

Khai thác quá mức thậm chí hủy diệt các loài thủy sản sống trong TCB

Khai thác các loài không thuộc diện  quý hiếm trong mức tự phục hồi

 

 

IV

Chất lượng ĐDSH

 

 

 

10

Diện tích TCB

Tỷ lệ diện tích TCB  so với diện tích trước 1975

£ 25%

Trong 5 năm gần đây mỗi năm giảm 80 ha (như số liệu thay thế)

Trên 25% đến dưới 75%



Nguồn: Nguyễn Xuân Hoa .Điều tra, thống kê diện tích, thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò cua chúng đối với kinh tế xã hội, môi trường ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa- Đề xuất giải pháp quản lí và sử dụng bền vững. Sở TN và MT Khánh Hòa, 2009 (1) .

Đánh giá:

HST TCB Khánh Hòa có 9/10 tiêu thuộc diện nhạy cảm cao, BVIh = 0,90, thuộc diện rất cao, độ chính xác = 1,0

Có thể dùng bộ tiêu chí này để đánh giá độ nóng của các thảm cỏ biển khác ở nước ta.

Chú thích.

(1). Dirk B, et al. Reef at risk,  A Map-Based Indicator of Threats to the World's Coral Reefs. World Resources Institute (WRI), International Center for Living Aquatic Resources Management (ICLARM), World Conservation Monitoring Centre (WCMC), United Nations Environment Programme (UNEP). 1998

(2). Nguyễn Xuân Hoa .Điều tra, thống kê diện tích, thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò cua chúng đối với kinh tế xã hội, môi trường ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa- Đề xuất giải pháp quản lí và sử dụng bền vững. Sở TN và MT Khánh Hòa, 2009


Lượt xem: 2560

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE