quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Xây đập phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa thượng nguồn và hạ lưu

Thứ Năm, 12/08/2010 | 08:34:00 AM

Việc xây dựng đập là cần thiết, không chỉ riêng cho thủy điện mà còn phục vụ nông nghiệp, đời sống. Có điều, phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa thượng nguồn và hạ lưu - GS. TSKH Phạm Hồng Giang – Chủ tịch Hội Đập lớn Việt Nam – trao đổi xung quanh vấn đề này.

 

Thưa ông, hàng năm nước ta phải đối phó với nhiều thiên tai. Vậy vai trò của các đập và hệ thống công trình thuỷ lợi - thuỷ điện như thế nào trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai?

 

 

Việt Nam có diện tích 330.000 km2, dân số đứng vào khoảng thứ 13 thế giới. Do đặc điểm địa hình, địa chất và vị trí địa lý, Việt Nam là một trong những Quốc gia có sự phân bố không thuận lợi về nguồn nước và phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai.

 

 

Do đó, lịch sử dựng nước của nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

 

 

Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn nhỏ, tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 843 tỷ m3, với tiềm năng thuỷ điện khoảng 85.000 GWh năm. Trước đây, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước mưa tự nhiên.

 

 

Chính phủ Việt Nam đã dành những ưu tiên cho quản lý và phát triển nguồn nước, xây dựng hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ, các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ, cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản, v.v…, xây dựng được hệ thống đê dài hàng ngàn km.

 

 

Nhờ đó, cùng với các chính sách phát triển kinh tế phù hợp Việt Nam từ chỗ không đủ tự cung, tự cấp lương thực đã trở thành một trong các quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.

 

 

Trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần giảm thiểu thiệt haị về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, được Liên hợp quốc đánh giá cao.

 

 

Có ý kiến cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ lưu sông Hồng cũng như hệ thống sông Cửu Long hiện nay, chúng ta có thể xây dựng các con đập ở cửa sông như các nước ở thượng nguồn. Quan điểm của ông thế nào về ý kiến này?

 

 

 

Việc xây dựng đập là cần thiết, không chỉ riêng cho thủy điện mà còn phục vụ nông nghiệp, đời sống. Có điều, phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa thượng nguồn và hạ lưu. Trên thực tế, việc xây dựng các nhà máy thủy điện, cơ chế vận hành hồ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thời gian qua còn nhiều vấn đề trong lập quy hoạch, quy trình điều hành.

 

 

Công tác quản lý quy hoạch phát triển lưu vực còn bị buông lỏng, dẫn đến một số hồ chứa vô tình bị đặt trong sơ đồ khai thác bậc thang, khi xảy ra sự cố thì các hồ trên sẽ ảnh hưởng đến hồ dưới. Việc quản lý vận hành hồ chứa phải phát huy hiệu quả chống lũ, chống hạn.

 

 

Hiện nay, việc quản lý, vận hành thủy điện nhỏ đã phân cấp cho địa phương. Các công trình thủy điện lớn, liên tỉnh mới có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan. Công trình thủy điện nhỏ hiện đang được xây tràn lan và quy hoạch manh mún, nên rất khó quản lý và rất dễ gây ra rủi ro khi mùa lũ về.

 

 

Và muốn giảm nhẹ tác hại của thiên tai, nguyên tắc là đầu mùa lũ phải giảm mực nước hồ. Khi lũ về, hồ sẽ chứa nước, không để nước tràn về hạ du. Việc này, chúng ta đã làm có kết quả với hồ Hòa Bình.

 

 

Về xây dựng công trình đập trữ nước, việc ngăn các cửa sông lớn xây đập theo hình cánh cung như Hàn Quốc, Hà Lan… đang làm để chứa nước ngọt cho mùa kiệt là cần thiết. Chúng ta cũng đang xây dựng chính sách trữ nước ngọt, chẳng hạn chứa trong cả hệ thống kênh rạch vốn rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

Hiện nay, các nước trong lưu vực mới chỉ sử dụng 5% lưu lượng nước của sông Mê Kông, như thế là rất lãng phí. Xu hướng lâu dài là vẫn phải đầu tư xây dựng các công trình đập để trữ nước ngọt nhằm kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ du, cấp nước sản xuất, sinh hoạt, cải thiện môi trường, bảo đảm an ninh về nguồn nước, thích ứng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng trong bối cảnh suy thoái về nguồn nước và biến đổi khí hậu.

 

 

Xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đập ở Việt Nam?

 

 

 

Trong công cuộc phát triển hiện nay, yêu cầu dùng nước trong dân sinh, kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng cả về khối lượng và chất lượng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển điện năng, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới thuỷ điện, một nguồn năng lượng sạch và tái tạo, nhiều nhà máy thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng như Hoà Bình, Yaly,  Sơn La...

 

 

Chúng tôi hết sức chú trọng kỹ thuật vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa thủy điện, kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ lưu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và cải thiện môi sinh, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước.

 

 

Những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến về xây dựng và quản lý đập đã được áp dụng thành công ở Việt Nam. Nhiều đập lớn có chiều cao trên 100m, các hệ thống hồ đập thủy lợi lớn đã được xây dựng nhanh, chất lượng tốt, an toàn, giá thành hạ, sớm phát huy hiệu quả.

 

 

 

Tuy nhiên, trong vấn đề xây dựng và phát triển đập hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý. Đó là, chúng ta cần phải triển khai xây dựng một số hệ thống đập mới theo đúng quy hoạch và có giải pháp điều hòa nguồn nước. Đối với hệ thống đập đã có, chúng ta cần quản lý điều hành có hiệu quả, đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng nước.

 

 

Với tư cách là Chủ tịch Hội Đập lớn&Phát triển Nguồn nước, ông có thể cho biết vấn đề gì là quan trọng trong việc xây dựng và vận hành hồ thuỷ điện?

 

 

 

Phát triển thuỷ điện là việc cần phải làm và tranh thủ làm sớm khi có đủ điều kiện. Đối với các hồ thuỷ điện lớn ở nước ta, khi xem xét dự án và qui trình vận hành, nhất thiết phải xem xét kỹ hai mục tiêu chính: phát điện và chống lũ. Phát điện đem lợi ích trực tiếp đến cho chủ đầu tư còn chống lũ mang lại lợi ích lớn cho xã hội.

 

 

Để hài hoà hai mục tiêu này, phải có những quy định pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Dự báo thuỷ văn chính xác, kịp thời cũng rất quan trọng để vận hành hồ thật hiệu quả. Khi xây dựng thuỷ điện cần có sự giám sát chặt chẽ để nghiêm cấm lợi dụng làm thuỷ điện để phá rừng.

Tú Phương (thực hiện)

(VFEJ, 11/8/2010)

Lượt xem: 1890

Các tin khác

Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

(07/05/2024 06:52:AM)

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE