quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Việt Nam cần lưu tâm hơn đến vấn đề nước xuyên biên giới

Thứ Bảy, 20/02/2010 | 06:13:00 PM

ThienNhien.Net - Khai thác nước để phát triển thuỷ điện ở thượng nguồn các dòng sông xuyên biên giới, nhất là phía lãnh thổ Trung Quốc đã tác động sâu sắc tới nguồn nước và phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng. Các công trình thủy lợi, thuỷ điện ở thượng nguồn Mê Kông cũng đã gây thiếu nước dẫn đến xâm nhập mặn nội đồng, giảm phù sa và nguồn lợi thuỷ sản ở ĐBSCL.



Ảnh: ThienNhien.Net


Đó là nhận định của ông Phạm Việt Tiến, PGĐ Trung tâm Ứng dụng Công nghệ, bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và Môi trường trong bài viết đăng trên tạp chí Tài nguyên và Môi trường tháng 10/2009.
 

Bài nghiên cứu này cho biết trên các sông xuyên biên giới Việt - Trung, khoảng ba năm trở lại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng 16 công trình thuỷ điện ở vùng thượng nguồn của ba hệ thống sông Đà, sông Lô - Gâm và sông Thao.
 
Trên sông Đà, số liệu quan trắc năm 2007 cho thấy lưu lượng nước về hồ Hoà Bình liên tiếp chạm mức thấp kỷ lục trong vòng hơn 100 năm. Diễn biến mực nước tại trạm thuỷ văn Mường Tè trước năm 2004 biến động phù hợp quy luật dòng chảy biến đổi tự nhiên nhưng sau 2004 đã bị ảnh hưởng bởi điều tiết, thấy rõ rệt từ năm 2008. Sự thay đổi này cũng được ghi nhận tại trạm thuỷ văn Nậm Giàng đối với sông Nậm Na, với một chút sai khác về mốc thời gian.
 
Tài liệu quan trắc tại hai trạm trên cho thấy mực nước thấp nhất các tháng cuối mùa lũ và mùa cạn, mực nước thấp nhất trong năm có xu hướng tăng, trong khi mực nước đỉnh lũ kể từ năm 2000 giảm, ít năm đạt báo động cấp III, không năm nào đạt báo động khẩn.
 
Ảnh hưởng của điều tiết nước đều được nhận thấy đối với các sông Hồng, Lô, Bằng Giang, Gâm.
 
Đối với các sông xuyên biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, tại Tây Nguyên hiện có 6 thuỷ điện lớn trên sông Sê San và 2 thuỷ điện lớn trên sông Srêpôk. Dòng chảy mùa cạn tại hai hệ thống sông này đã cho thấy sự ảnh hưởng của điều tiết thủy điện.
 
Số liệu quan trắc tại hai trạm Tân Châu (Sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) cho thấy dấu hiệu suy giảm dòng chảy tháng kiệt nhất chưa thể hiện rõ, tuy nhiên, xói lở lòng sông và suy giảm chất lượng nước diễn ra khá phổ biến. Đoạn sông Hậu dài 3,5km từ ngã ba Bình Di sạt lở với tốc độ khoảng 1-2m/năm. Các công trình kiểm soát lũ, chống lũ tại Cam -pu-chia đều có tác động tiêu cực đến ĐBSCL ở mức độ nhất định.
 
Tác giả khuyến cáo rằng việc quản lý, khai thác, sử dụng, giám sát nguồn nước xuyên biên giới cần được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Các quốc gia liên quan cần có cơ chế hợp tác chặt chẽ, linh hoạt để chia sẻ thông tin KTTV khai thác, sử dụng nước, qua đó giải quyết nhanh chóng các vấn đề nảy sinh, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước các sông xuyên biên giới.
 
 
Hải Anh
(Thiennhien Net, 20/2/2010)

Lượt xem: 1385

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE