Sông Thị Vải bị ô nhiễm. (Nguồn: Internet)
Theo kết quả đánh giá của Viện Môi trường&Tài nguyên quốc gia, tổng số có 1.255 hộ dân của Bà Rịa-Vũng Tàu bị thiệt hại do việc xả chất thải không qua xử lý của Nhà máy Vedan với mức thiệt hại là 53 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Lee Ken (Đài Loan), phạm vi ảnh hưởng do chất thải của Vedan gây ra chỉ là 325ha chứ không phải là 2.400ha, và chỉ chấp nhận mức ảnh hưởng của chất thải Vedan đối với khúc sông Thị Vải ô nhiễm là 8,8% (mức nhẹ nhất), chứ không phải là mức vừa (26,5%) và mức nặng là 77%.
Căn cứ vào đó, ông Lee Ken cho rằng mức thiệt hại của nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu (để Vedan bồi thường) chỉ là… 2,1 tỷ đồng (trong đó, diêm dân không được bồi thường thiệt hại).
Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn và là trưởng ban thống kê thiệt hại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng, con số của các nhà khoa học Đài Loan đưa ra là con số không thể chấp nhận bởi riêng hai năm 1995 và 1996, khi bị phát hiện xả thải trộm làm tôm cá chết, Vedan đã bồi thường cho nông dân tới 4,7 tỷ đồng, huống chi Vedan còn gây ô nhiễm tiếp theo tới 10 năm mà chỉ bồi thường 2,1 tỷ đồng.
Công ty Vedan và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống nhất từ ngày 21-31/5, Công ty Vedan cùng Viện Môi trường&Tài nguyên sẽ làm việc, tính toán mức thiệt hại do chất thải của nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu.