quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Vẫn còn nhiều thiếu sót trong Dự thảo Luật Thuế Môi trường

Thứ Năm, 08/07/2010 | 03:35:00 PM

Đó là nhận xét của đông đảo các nhà khoa học, tại cuộc Hội thảo Góp ý xây dựng Luật Thuế Môi trường do VACNE tổ chức, tại TP Hồ Chí Minh đầu tháng 7/2010, với trên 50 đại biểu tham dự.


Ngoài các báo cáo làm rõ hơn báo cáo đề dẫn của PGS. TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng Ban Phản biện xã hội của VACNE, còn có hàng loạt báo cáo về trường hợp cụ thể liên quan tới Vedan và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến Thuế Môi trường.
Mở đầu tham luận của mình, PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh khẳng định: Dự thảo Luật Thuế Môi trường còn quá nhiều thiếu sót. Ông cho biết thêm: đã đóng góp cho cuộc họp lấy ý kiến của Quốc hội tại TP Hồ Chí Minh, nhưng xem ra không được tiếp thu, đâu vẫn hoàn đấy cho đến Dự thảo lần thứ 7 này. Theo tác giả: cần phải chú trọng tới những ý kiến của cộng đồng trong thời gian gần đây. Cụ thể là phải mở rộng diện thu thuế, nhằm đạt mục đích: làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, người sử dụng theo hướng thân thiện với môi trường. Người nào làm tổn hại tới môi trường phải chịu thuế Nếu không đạt được mục tiêu này, thì không nên ban hành Luật Thuế này, để tránh làm rối tình hình. Hơn nữa, cơ sở để tính thuế chưa rõ, chưa đúng. Ví dụ, không thể đánh thuế môi trường vào xăng dầu nói chung, mà phải đánh vào lượng Lưu huỳnh (S) trong đó, hoặc khí CO2 khí thải ra mới đúng. Về thời gian đến kỳ họp cuối năm của Quốc hội còn quá ngắn, liệu còn đủ thời gian để điều chỉnh dự thảo không?. Nếu không kịp, cần cân nhắc rút kinh nghiệm của các nước khác để làm tốt hơn.
Nhiều ý kiến đồng ý với Báo cáo đề dẫn gọi là Luật Thuế Môi trường (bỏ chữ Bảo vệ). Đã là Thuế thì thu vào ngân sách Nhà nước để sử dụng chung. Ngân sách sẽ chi cho bảo vệ môi trường và nhiều việc quan trọng khác. Nhấn mạnh cụm từ Bảo vệ ở đây không khuyến khích được người ta đóng thuế, mà có thể gây suy nghĩ phản cảm: tại sao phải mị dân thế. Thuế là thuế, là nghĩa vụ, phải đóng góp.cũng có nhừn ý kiên cho rằng thì cho rằng cách tính thuế còn quá đơn giản, chưa phản ánh được tính phức tạp của sắc thuế môi trường. Cần làm rõ cơ sở khoa học của việc định thuế xuất nêu trong Dự thảo 7. Lúc đầu đưa ra một mức, mới qua một số ý kiến, một vài lần thảo luận, lập tức thay đổi. Mà thay đổi đâu có nhỏ: chẳng hạn, mức cao của xăng dầu rút từ 8.000 đồng xuống 6.000 đồng (1/4 giá trị). Sao lại dễ dàng thế. Không khéo lại sắp đưa lên 10.000 đồng?  Thuế là khoản tiền bắt người ta phải nộp, làm sao “tâm phục khẩu phục” mới tốt, mới tránh được phản ứng xã hội không cần thiết. Có ý kiến khác lại cho rằng: cách tính thuế phải đơn giản, rõ ràng. Càng phức tạp càng dễ gian lận, thông đồng, gây tổn thất thuế và tạo môi trường xã hội không lành mạnh.
Rất nhiều đại biểu quan tâm đến  những kết quả nghiên cứu bổ sung trường hợp điển hình về việc xác định việc đền bù ô nhiễm sông Thị Vải của công ty Vedan. Mọi người cho rằng, thuế này phải có tác dung ép buộc người sản xuất thay đổi hành vi và khuyến khích việc áp dụng các công nghệ, thân thiện môi trường. Không để tái diễn tình trạng “tiền mất, tật mang” môi trường suy thoái, xuống cấp gây hậu quả là vô cùng phức tạp như Vedan hiện nay.ThS. Thái Vũ Bình, Viện Khoa học Công nghệ Môi trường TP Hồ Chí Minh cũng nhất trí với Báo cáo Đề dẫn và ý kiến phát biểu của PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn. Nhưng ông cho rằng: nên đưa điều khoản Hoàn thuế vào Dự thảo Thuế môi trường, đẻ khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tư và vận hành nghiêm túc hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn. Bà Đặng Thị Tuyết Loan, Chi cục Bảo vệ Môi trường TP Hồ Chí Minh cho rằng: Dự thảo còn thiếu nhiều đối tượng phải đánh thuế. Không nên lấy lý do “sẽ thu dần” để loại các đối tượng này, mà cần phải đưa vào, nhưng hướng dẫn thi hành Luật Thuế Môi trường có lộ trình phù hợp (đã được Luật định).
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng đồng quan điểm cho rằng: việc tính thuế môi trường là rất phức tạp, mỗi nước tính theo một cách. Vì thế, có nên tính mức thuế “bình quân”? và điều tiết thêm bằng một hệ số thu nhập đầu người cho phù hợp với Việt Nam?
Kết luận Hội thảo: TS. Nguyễn Ngọc Sinh, PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe, PGS. TS Phùng Chí Sỹ đồng chủ trì Hội thảo đã hoan nghênh các báo cáo viên, hoan nghênh các đại biểu đã đóng góp ý kiến tại Hội thảo đã có Bản góp ý cho Ban Tổ chức. Các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp, tu chỉnh để trình ra Hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức tại thành phố Huế vào cuối tháng 7/2010. Ban tổ chức đề nghị các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến cho Dự thảo sắp tới của Quốc hội và hưởng ứng Hội thảo toàn quốc về chủ  đề này sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2010.
Ban tổ chức cũng thông báo: Song song với Hội thảo, VACNE còn thu thập ý kiến các nhóm địa phương qua phỏng vấn và triển khai các hoạt động liên quan khác, nhằm có được những thông tin toàn diện, đóng góp cho Dự thảo Luật Thuế Môi trường./.
 
Phạm Bích Thủy (VP VACNE)
 
 

Lượt xem: 1705

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE