quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Vai trò của Tổ chức Xã hội trong Ứng phó Biến đổi Khí hậu - nghiên cứu trường hợp miền Tây Sông Hậu. Bài 3. Những kỳ vọng

Thứ Bảy, 23/08/2014 | 07:02:00 AM

(VACNE) - Các tổ chức xã hội muốn đảm đương tốt vai trò của mình thì cần phải tăng cường năng lực trong ít nhất 5 lĩnh vực : Trí lực, Tổ chức, Sáng tạo,Tư vấn Phản biện Giám sát, Vận động chính sách và vận động tài trợ.

 
Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh,
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)


Rạch giá vào đêm
1.Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò, vị trí của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện chính sách và văn bản pháp luật về phòng, chống BĐKH
        (i) Trong chính sách cũng như điều hành trên thực tế, các tổ chức xã hội phải là một bộ phận không thể thiếu trong ứng phó BĐKH. Có câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Nếu coi (một cách đúng đắn) rằng BĐKH là một loại “giặc trời” thì không thể coi ứng phó với loại giặc này chỉ là nhiệm vụ của chính quyền các cấp, chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước và chỉ bằng các giải pháp công trình chi phí lớn. Vị trí của các tổ chức xã hội là cánh tay nối dài của nhà nước trong vai trò liên kết với cộng đồng. Những công việc chính quyên không làm (để tập trung vào các nhiệm vụ trọng đại hơn) hoặc không làm được, thì cộng đồng và đại diện là các tổ chức xã hội có thể làm tốt. Cụ Hồ đã từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” là phản ảnh đúng với tinh thần đó
        (ii). Trong Nghị quyết 24 của TW cũng như trong Chiến lược Quốc gia Ứng phó ĐKH cũng đã có những điều khoản khẳng định một cách đầy đủ - rõ ràng - mạch lạc vai trò của các “Đoàn thể Chính trị - Xã hội – Nghề nghiệp”. Những quy định này xuống đến địa phương (thể hiện trong Kế hoạch hành động của nhiều tỉnh) thường được thể hiện nhẹ nhàng đi nhiều và thậm đến các công đoạn thực hiện thì hầu như không thấy các tổ chức xã hội có vai trò gì đáng kể.
(iii). Bốn lĩnh vực thể hiện rõ nét vai trò của các tổ chức xã hội trong ứng phó BĐKH là : (a) Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức cho hội viên và cộng đồng về ứng phó BĐKH, (b) Tập hợp hội viên và người dân chủ động sáng tạo các mô hình cộng đồng chủ động ứng phó BĐKH, (c) Phát huy các nguồn lực “xã hội hóa” ứng phó BĐKH, (d) Giám sát, tư vấn, phản biện xã hội các dự án Ứng phó PBXH
(iv) Để thực hiện tốt vai trò này, các tổ chức xã hội cần có tổ chức chặt chẽ, tích cực và chủ động tăng cường năng lực để có thể thực hiện 4 lĩnh vực nêu trên. 5 mảng năng lực bao gồm: (a) Năng lực hiểu biếtTrí lực (về tác động của BĐKH và các văn bản pháp lý cửa TW và địa phương về ứng phó BĐKH ), (b) Năng lực tổ chức cho hội viên và cac hội thành viên tham gia một cách chủ động vào các chương trình mực tiêu ứng phó BĐKH của TW và địa phương; (c) Năng lực sáng tạo các mô hình cộng đồng ứng phó BĐKH; (d) Năng lực Tư vấn , Phản biện, Giám sát các chương trình, đề án ứng phó BĐKH của TW và địa phương. Và cuối cùng nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là (e) Năng lực vận động chính sách và vận động tài trợ.
(v). Cần thiết ủng hộ các sáng kiến của cộng đồng hướng tới việc chủ động ứng phó với BĐKH. Trên thực tế các sáng kiến này xuất hiện ngày càng nhiều. Chẳng hạn ngay từ năm 2008, Hội Bảo vệ TN và MT Việt Nam (VACNE) đã chủ động đề xuất và tổ chức Hội thảo “BĐKH toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”. Đến 2014 VACNE đã tổ chức 5 hội thảo thường niên được dư luận trong và cả ngoài nước đánh giá cao. Ngay các hội thảo thường niên khác do VACNE tổ chức về “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn” cũng đề cập nhiều khía cạnh về ứng phó BĐKH.
 
2. Thảo luận chung
(I).BDKH cần được coi là ANKH – một lĩnh vực bức xúc của ANMT- để có thể đầu tư hợp lý hơn cho lĩnh vực này và hội nhập quốc tế
(II).Vài trò của các tổ chức xã hội là cực kỳ quan trong trong ứng phó BĐKH. Các tổ chức xã hội có thể phát huy thế mạnh trong những lĩnh vực mà chính quyền không làm hoặc làm không tốt
(iii).Các tổ chức xã hội muốn đảm đương tốt vai trò của mình thì cần phải là một tổ chức xã hội thực sự, tích cực và chủ động trong hoạt động của mình, muốn vậy cần phải tăng cường năng lực trong ít nhất 5 mảng : Trí lực, Tổ chức, Sáng tạo, Tư vấn Phản biện Giám sát, Vận động chính sách và vận động tài trợ.
(IV).Các địa phương (Tỉnh/ Thành phố) cần xem xét để có thể cho phép một số Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường địa phương, tại những địa bàn nhậy cảm cao với BDKH, hưởng chế độ Hội đặc thù đề tạo điều kiện cho hội tham gia chủ động và hiệu quả hơn vào chiến lược ứng phó với BĐKH.
Loạt bài này tạm dừng ở đây. Xin cảm ơn sự chú ý của bạn đọc
 

Lượt xem: 1554

Các tin khác

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE