quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Vai trò của Tổ chức Xã hội trong Ứng phó Biến đổi Khí hậu - nghiên cứu trường hợp miền Tây Sông Hậu. Bài 2. Vài nét hiện trạng

Thứ Sáu, 22/08/2014 | 12:44:00 PM

(VACNE) - Bài báo này nói về vai trò các tổ chức xã hội cấp địa phương thuộc một số tỉnh miền Tây sông Hậu mà tác giả có cơ hội được tham gia đợt giám sát của Quốc Hội đầu năm nay 2014.

 


Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh,
 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)

 

Ở Hậu Giang, bèo tây cũng thành tiền

 

1.  Tổ hức xã hội là gì?

Có nhiều quan niệm khác nhau về Tổ chức xã hội. Kế hoạch Hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) sử dụng khái niệm về Tổ chức xã hội như sau: Khoản 6. “Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu”. Khái niệm này là minh bạch và rõ ràng.

Tổ chức xã hội có thể bao gồm: (i) các tổ chức Quốc tế, (ii) Các tổ chức có quy mô hoạt động trên toàn quốc và (iii) các tổ chức địa phương  thuộc cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc TW. Bài báo này CHỈ NÓI VỀ các tổ chức xã hội cấp địa phương thuộc một số tỉnh miền Tây sông Hậu mà tác giả có cơ hội được tham gia đợt giám sát của Quốc Hội đầu năm nay 2014.

2 .Thực trạng sự tham gia của các tổ chức xã hội địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống BĐKH ở miền Tây sông Hậu.

Chương trình hành động ứng phó BĐKH ở 4 tỉnh miến Tây sông Hậu (An Giang,  Kiên  Giang , Hậu Giang và Cần Thơ)  dđến đầu năm mới chỉ tập trung vào các dự án lớn cần đầu tư của Chính phủ hay các tài trợ quốc tế với một tỷ lệ không nhiều từ ngân sách đối ứng của địa phương. Đó chỉ là nhóm giải pháp công trình.

Qua những buổi làm việc với địa phương, hầu như không thấy rõ vai trò của các Đoàn thể quần chúng (MTTQ, Liên hiệp hội KHKT, các hội Phụ nữ, Nông dân, …) và người dân tham gia như thế nào trong các hành động ứng phó với BĐKH ở địa phương. Giải pháp phi công trình hầu như không được nhắc đến.  Đại diện các Đoàn thể cũng không được mời tham dự các buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc Hội với địa phương (trừ Cần Thơ có 1 đại diện của Liên hiệp Hội KHKT Cần Thơ). Hầu như không thấy một mô hình cộng đồn Ứng phó BĐKH nào được nêu ra trong các buối làm việc giữa địa phương với Đoàn Giám sát Môi trường của Quốc Hội. Ứng phỏ BĐKH mới  được coi  là việc nhiệm vụ của các cấp chính quyền, chưa được coi là việc của toàn xã hội. Ứng phỏ chủ yếu dựa trên tiền đề “tiền đâu” (?) Không có tiền hỗ trợ từ TW hay từ các Tổ chức Quốc tế thì không làm. Các Tỉnh  “ban hành văn bản hành chính thì có nhưng tài chính thì không có” theo như ý kiến của rất nhiều quan chức 4 tỉnh được giám sát…

Tuy nhiên trên thực té cũng đã xuất hiện nhiều mô hình xã hội hóa có hiệu quả trong ứng phó với BĐKH nhưng chưa được các tỉnh phân tích và đánh giá đúng hiệu quả. Những mô hình này chủ yếu được đoàn giám sát phát hiện qua công tác khảo sát điền dã.

Phải nói rằng Hậu Giang là tỉnh nghèo mới tái lập được 10 năm nhưng đã có những  thành công lớn trong phát triển KT –XH, đặc biệt đã xác định được các tập đoàn cây trồng thích ứng BĐKH như tập đoàn cây xanh thành phố, các giống thơm (dứa), mía đường, cũng như dự án bảo tồn Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng mà bản chất là kho nước Trời cho. Ngập lụt Hậu Giang có những biểu hiện rất lạ: khi lũ thượng nguồn sông Hậu chưa về mà vùng trũng Phụng Hiệp đã ngập nặng. Nước ngọt “như chui từ dưới đất lên”. Ở Gò Quao, ai cũng biết đến những cây cầu do dân làm. Tới năm 2007 đã có gần trăm cây cầu do người dân tự bỏ công của ra làm trị giá hàng tỷ đồng “mọc” lên ở các xã Vĩnh Phước, Định An, Định Hoà, Thủy Liễu...  Gò Quao giờ đây đã không còn cây cầu khỉ nào. Ổn định sinh kế trong bối cảnh BĐKH cho người dân là một cách tiếp cận lâu dài ứng phia với BĐKH ở Hậu Giang

Kiên Giang thành công về kỹ thuật với mô hình kè 3 lớp “Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm” với sự tài trợ của GTZ và AusAID và sự tham gia thi công của người dân. Mô hình này rất thành công nhưng lại tốn kém phải dựa vào tài trợ nước ngoài. Kiên Giang có chừng 100 km bờ biển đang bị xói lở. Hệ thống bảo vệ này gồm 4 lớp,  từ biển vào gồm: (i) Kè đóng bằng gỗ cây tràm cừ để phá sóng; (ii) Vùng trồng cây ngập mặn non để bẫy bồi tích, chủ yếu là bùn; (iii) Rừng ngập mặn trồng mới và tái sinh dày chừng 10m và (iv) Đê biển có mái đổ bê tông làm đường giao thông. Bước đầu cho thấy mô hình này có hiệu quả: hàng rào làm giảm 63% sức mạnh của sóng vỗ bờ, bồi đắp thêm 20cm  bùn mỗi năm (chừng 700 tấn/ha), bảo vệ dải rừng ngập mặn phía trong ngay cả ở những nơi xói lở nghiêm trọng. Hàng ngàn cây tràm cừ người dân trồng trở nên có giá. Người dân tham gia xây dựng nên có thu nhập, còn con đê biển phía trong trở thành lộ có thể đi xe máy. Tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận liệu cây tràm làm kè biển có bền như khi chúng được đóng cọc làm móng nhà hay không vì chúng vốn là loài cây quen chịu nước ngọt nhiễm phèn chứ không phải nước mặn. Lại còn mối nguy con hà phát triển sẽ tàn phá đám rừng ngập mặn mới được trồng. Nếu phun hóa chất bảo vệ cây ngập mặn thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề về chi phí và ô nhiếm biển chưa tính hết được. Theo tính toán thì cứ 1 km hàng rào cây tràm chắn sóng hết gần 439 triệu đồng, 1 km hàng rào bẫy bùn tùy loại hết từ 215 triệu đến 348 triệu đồng, chưa kể chi phí xây dựng đê biển phía trong. Đây mới là mô hình trình diễn

Cần Thơ có mô hình cộng đồng tự quai và tu bổ đê bao chống lũ lụt ở một vài cù lao trên sông Hậu trong đó điển hình nhất là Cồn Sơn.. Cồn Sơn nằm giữa sông Hậu (khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được chọn làm nơi tham quan của Đoàn Giám sát. Mặt ruộng trong đê thấp hơn mặt đê 2-3m và thấp hơn mặt nước sông Hậu trên 1,0m vào thời điểm quan sát (đang là mùa khô). Con đê này bao quanh hết chu vi cồn, dài hơn 6 cây số, được người dân khởi đắp từ trước năm 1970, sau đó nước dâng đến đâu thì dân tự đắp lên đến đó. Đoạn đê trước nhà ai nhà đó tự tu bổ. Đoạn đê trước nhà máy xay xát do nhà máy lo. Mùa lũ nước ngập nhà nào thì nhà đó tự bơm nước ra sông. Con đê bao được dùng luôn làm hương lộ. Đây có lẽ là mô hình điển hình của việc Cộng đồng tham gia ứng phó BĐKH ở Cần Thơ bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Có người còn nói đùa Cồn Sơn là Tiểu Hà Lan. Nhưng có lẽ tương lai thì cả thành phố Cần Thơ cũng sẽ là Tiểu Hà Lan.

Tuy nhiên, các cồn bãi ven sông là các cấu trúc chưa hoàn thiện, chũng biến động hàng năm và cần được liên tục bồi đắp do phù sa. Việc kè cứng các cồn khiến cho bề mặt các cồn bãi ngày càng thấp hơn mực nước sông, đồng thời làm hẹp dòng chảy mùa lũ tạo điều kiện gia tăng xói lở các dải bờ không có kè. Mô hình kè bờ sông do đó, là những mô hình có giá trị cục bộ. Cần có đánh giá trong phạm vi lớn hơn.

Tóm lại, ở một số tỉnh miền Tây sông Hậu, vai trò của các Tổ chức xã hội địa phương trong ứng phó BĐKH chưa thực rõ. Bác Hồ nói: “ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, nay dân chưa liệu, hỏi chính quyền các cấp cố “liệu” nổi hay không?

 

Lượt xem: 1604

Các tin khác

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

Thách thức khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

(22/03/2024 07:08:AM)

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(17/03/2024 06:53:AM)

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

(10/03/2024 07:49:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE