quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Vài nét về Mô hình OVOP (One Village One Product)

Thứ Bảy, 23/08/2014 | 01:54:00 PM

(VACNE) - Mô hình Nhật Bản OVOP đã được Bộ NN và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Năng suất Việt Nam, và một số cơ quan khác đang cố gắng quảng bá rộng rãi.

 

Nguyễn Đình Hòe,  VACNE

 

Sầu riêng hạt lép Khánh Sơn – Khánh Hòa (ảnh Internet)

 

Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã xây dựng “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015”, gắn với triển khai chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Phong trào này sau đó đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Năng suất Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam., Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam và nhiều tỉnh thành khác hưởng ứng rộng rãi

1.   Lịch sử phong trào OVOP

        Mô hình Mỗi làng một sản phẩm (viết tắt OVOP - One village one product) được một nhóm nông dân ở thị trấn Oyama, quận Oita, Nhật Bản khởi xướng từ những năm 60 thế kỷ trước. Sau mấy năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi sản phẩm đã tạo nên sự thành công lớn của Hợp tác xã Oyama[1]. Phong trào OVOP sau đó lan rộng toàn nước Nhật. Từ một tỉnh nghèo. Oita được thế giới biết đến nhờ các nông sản tuyệt hảo như nấm hương khô, chanh kakosu, rượu shouchu, lúa mạch, ngựa seiki...Phong trào này sớm trở nên nổi tiếng như một điển hình của việc phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương [2].  .OVOP sau đó phát triển rộng rãi ở Thái Lan, Trung Quốc, Cam puchia, Indonesia…

2.Ba tiêu chuẩncủa OVOP

Giáo sư Morihiko Hizamatsu Chủ tịch Hiệp hộị OVOP của Nhật Bản đồng thời là người đề xướng phong trào OVOP của thế giới khẳng định ba tiêu chuẩn của OVOP là [3]:

(i). Đưa công nghệ mới vào các khâu sản xuất, đồng thời làm rõ nét văn hoá truyền thống của địa phương trong sản phẩm, qua đó tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của địa phương khác;

(ii) Thành lập hiệp hội ngành nghề; xây dựng, quảng bá rộng rãi thương hiệu, tiếp thị, bán hàng,

(iii).Quan tâm giải quyết vấn đề môi trường.

Ba tiêu chuản này làm cho mô hình OVOP khác hẳn mô hình các làng nghề , nhất là các làng nghề truyền thống của nước ta[4]. Các tiêu chuẩn (ii) và (iii) là những tiêu chuẩn khó đạt của đa số các làng nghề Việt Nam. Việc phải đàm bảo môi trường trong sản xuất của mô hình OVOP đòi hỏi sự tham gia tích cực của các nhà quản lý và nhà khoa học về môi trường

Trong phong trào ở Oita, người ta có thể tìm ra những sản phẩm rất bình dị trong cuộc sống như nấm Shitake và các sản phẩm từ sữa bò, hàng gỗ mỹ nghệ ở thị trấn Yufuin, cam, cá khô ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng Natkatsu…Trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào mỗi làng một sản phẩm đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (trên 1.1 tỷ USD hay 19.000 tỷ đồng Việt Nam)[5]..

3.OVOP ở Việt Nam

Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã xây dựng đề án về “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015”, gắn với triển khai chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.Trong đó, mỗi làng sẽ tự chọn và quyết định hình thành, phát triển một nghề có nhiều hộ và doanh nghiệp tham gia. Mỗi xã quyết định phát triển ít nhất một làng nghề có sản phẩm đặc trưng của địa phương. Từ đó đưa mức tăng trưởng ngành nghề nông thôn đạt 15%/năm; mức tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm ngành nghề đạt 20-22%/năm.

Đầu năm nay (2014) Sở Công thương Hà Nội đã tiến hành xây dựng Bộ tiêu chí cho các sản phẩm OVOP. Theo đó, Bộ tiêu chí dùng cách chấm điểm theo 4 nhóm gồm tổng cộng 28 tiêu chí. Tiếp thêm sức mạnh cho Bộ Tiêu chí là việc xây dựng  “Khung chính sách hỗ trợ” gắn liền với việc “Xây dựng nông thôn mới”. Khung chính sách hỗ trợ sẽ bao gồm các nhóm giải pháp cụ thể, bằng các nguồn lực nhưng không trái với các định chế quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó xúc tiến thương mại sẽ là sự lựa chọn hàng đầu [6].

Cho dù đã khởi động 8 năm nay nhưng OVOP ở nước ta vẫn đang trong thời kỳ “khởi động”(?) Bởi lẽ rất khó chuyển đổi mô hình làng nghề Việt Nam sang mô hình OVOP.

 



[1] Đào Hữu Bính .Mỗi làng một sản phẩm. http://faf.utb.edu.vn/index.php/d-an-jica/187-m-i-lang-m-t-s-n-ph-m-ky-1

 

[2] Xúc tiền thương mại của Hà Nội (22/8/2014): xay dựng Bộ tiêu chí sản phẩm OVOP. http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/3908-xuc-tin-thng-mi-ca-ha-ni-xay-dng-b-tieu-chi-sn-phm-ovop.html

[3] Liên  minh HTX Quảng Nam (02/10/2009).Tìm giải pháp phát triển "Mỗi làng một nghề". http://www.lmhtxqnam.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=181&catid=92:bai-vit-v-ktht-htx&Itemid=11

[4] ĐặngKim Chi và nnk (2005) Làng nghề Việt Nam và Môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

[5] Hội Kiến trúc sư VN.Thăm quan mô hình mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản, http://kienviet.net/archtv/tham-quan-mo-hinh-moi-lang-mot-san-pham-cua-nhat-ban-21

[6] Kiều Liên (21/12/2010). Mỗi làng một sản phẩm. Tài liệu đã dẫn

Lượt xem: 7295

Các tin khác

Đưa thiên nhiên đến gần cộng đồng

(23/12/2024 06:20:AM)

Áp dụng LEZ: Lựa chọn từ thực tế, kỳ vọng đột phá cho môi trường Thủ đô

(16/12/2024 06:57:AM)

Gỡ vướng mắc thị trường tài chính xanh

(11/12/2024 09:30:AM)

Tài chính khí hậu là con đường dẫn đến công lý khí hậu

(18/11/2024 08:37:AM)

Tìm tiền carbon cho cây lúa

(13/11/2024 08:51:AM)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

(05/11/2024 06:53:AM)

Tăng tốc năng lượng tái tạo

(21/10/2024 08:54:AM)

Kinh nghiệm phát triển công trình xanh trên thế giới và đề xuất đẩy mạnh ở việt nam để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng khí co2 = zero vào năm 2050

(18/10/2024 08:29:AM)

Người tiêu dùng Net Zero

(30/09/2024 06:12:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE