quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Trở lại Kontum và Gia Lai sau 20 năm

Thứ Sáu, 05/07/2019 | 09:53:00 PM

(VACNE) - Chỉ vài ngày ngắn ngủi nhưng tôi không chỉ ở 2 thành phố mới phát triển nhưng đã khá hoành tráng (nhất là Pley Ku) mà còn đi sâu vào các làng đồng bào dân tộc (người Bahnar gọi “làng”, chứ không gọi “buôn”). Vì vậy cũng thu được không ít cảm nhận về vùng đất và con người nơi đây.

TRỞ LẠI KONTUM VÀ GIA LAI SAU 20 NĂM

Ghi chép và ảnh: Lê Trình

Ngày 28/06/2019 sau mấy tháng làm việc chăm chỉ, không ngừng nghỉ và hoàn thành 1 dự án chuyên môn quan trọng tôi tự thưởng một chuyến đi xa ngắn ngày. Vùng Bắc Tây Nguyên với Kontum và Gia Lai là điểm đến vì đã tròn 20 năm tôi chưa đặt chân đến nơi này. Chỉ vài ngày ngắn ngủi nhưng tôi không chỉ ở 2 thành phố mới phát triển nhưng đã khá hoành tráng (nhất là Pley Ku) mà còn đi sâu vào các làng đồng bào dân tộc (người Bahnar gọi “làng”, chứ không gọi “buôn”). Vì vậy cũng thu được không ít cảm nhận về vùng đất và con người nơi đây.


 


Ảnh trái: Từ máy bay xuyên suốt từ Đồng Nai, Lâm Đồng, qua Dak Lak lên đến Gia Lai: Thật tiếc: Sau 20 năm Tây Nguyên còn đâu là vùng đất của rừng đại ngàn. Chỉ còn rừng tạp thứ sinh, rừng keo, cao su, cà phê, nương rẫy và đô thị. Các rẻo thung lũng xem giữa đồi núi là đất canh tác nhìn từ trên cao như các dòng sông suối xanh, rất ấn tượng.

Ảnh phải: Rừng thứ sinh ở huyện Chư Pah, trên đường đi Kontum (Ảnh phải). Mất rừng – mất không gian văn hóa, tâm linh; nghèo nàn, học vấn thấp; không có chữ viết riêng và số dân đồng bào bản địa (Bahnar, Jarai, Ehder, Xedang, M’nong, Giẻ Triêng, K’ho….) nay chỉ chiếm dưới 30% tổng dân số Tây Nguyên cộng thêm ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Kinh: bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên liệu có thể được bảo tồn dù đã được UNESCO vinh danh “Không gian văn hóa cồng chiêng”?. 


Năm 1992 lần đầu tôi đến Kontum là trong chuyến khảo sát môi trường lưu vực sông Se San - Srepok. Sau đó khảo sát môi trường Lâm Đồng, Đak Lak nhiều lần. Đầu 1999 với nhiệm vụ chủ nhiệm đề tài Bộ QP về “Nghiên cứu môi trường Tây Nguyên” tôi lại lên Tây Nguyên nhiều ngày cùng anh em. Năm 2000 lại cùng cán bộ Trung tâm EPC/VITTEP “Nghiên cứu môi trường nước Biển Hồ” theo yêu cầu của tỉnh Gia Lai. Vì vậy tôi có chút hiểu biết về tự nhiên và con người Kontum, Gia Lai. Nhưng đã 20 năm rồi!

PHẦN 1: KONTUM VÀ NGƯỜI BAHNAR

Đô thị

20 năm trước tỉnh Kontum còn nhiều cánh rừng tự nhiên rộng lớn, TX Kontum còn là đô thị nhỏ, các thị trấn và cả Khu KT Bờ Y nằm sát ngã 3 biên giới Việt – Lào – Campuchia cũng mới hình thành. Ngày nay TP Kontum đã mở rộng với nhiều khu phố mới, dân cư đông đúc, hàng hóa, dịch vụ đầy đủ như đô thị dưới xuôi. Kontum là tỉnh có nhiều dãy núi cao nhất Tây Nguyên, tuy nhiên địa hình TP Kontum lại bằng phẳng như đồng bằng; không có đồi núi.


  


Ảnh trái: Sông Dak Bla hiền hòa bao quanh thành phố, đã thêm vài cây cầu mới vượt sông. Ảnh phải: Dòng Dak Bla nhỏ dần lại ở đầu nguồn.

  


Ảnh trái:   Đường vào TP Kontum: cả đô thị rộng lớn, hiện đại hơn xưa rất nhiều nhưng phố xá không khác các đô thị miền xuôi; không có nét đặc thù kiến trúc Tây Nguyên. Ngược lại: khách sạn tôi nghỉ có tên Bahna: H’Nam Chang Ngeng (Nhà Hy vọng) có lẽ do tổ chức từ thiện lập để hỗ trợ tạo việc làm cho con em các dân tộc lại có phong cách Tây Nguyên kết hợp đồ ăn kiểu Pháp. Rất lịch sự, yên tĩnh, sạch sẽ mà giá chỉ 350K (Ảnh phải).


Nhà thờ

Rất lạ: Dù nằm giữa các cộng đồng Phật Giáo lâu đời (Campuchia, Lào, Việt Nam) nhưng không hiểu vì sao Đạo Phật không ảnh hưởng đến các dân tộc bản địa Tây Nguyên: trên 60%  số dân đồng bào các dân tộc vùng này theo Đạo Công giáo hoặc Tin lành. Theo tài liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ: “Trước 1975 toàn Tây Nguyên chỉ có 135.000 tín hữu, nay đã lên đến 849.000 người”. Theo báo Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam: “Hiện nay, tín đồ Tin lành người dân tộc là 324.135 người, chiếm 89,3% tổng số người theo Tin Lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người dân tộc là 248.039 người”.

Kontum là địa phương phát triển Đạo Thiên chúa từ giữa TK19, sớm nhất Tây Nguyên.


   


Bên trái: Nhà thờ Gỗ (Nhà thờ Chánh tòa Kontum): công trình kiến trúc nổi bật nhất ở Kontum. Nhà thờ được làm bằng gỗ 
cà chít (sến đỏ), các bức tường, vách được làm bằng đất trộn rơm, không dùng bê tông cốt thép và kể cả vôi vữa để sơn trét. thiết kế theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Bahnar từ những đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên. Nhà thờ được hoàn thành năm 1918 (nay tròn 101 năm), là 1 trong 10 nhà thờ đẹp nhất nước ta. Bên phải: Nhà thờ ở làng Kon Rơbang mới xây.


Nhà rông

Cũng như các dân tộc bản địa Bắc Tây Nguyên: mỗi làng Bahnar xưa kia đều có Nhà Rông. Ngày nay số nhà rông truyền thống còn lại khá ít.

  

Ảnh trái: Nhà rông ở 1 làng thuộc Đak Tô, 1999, làm lại bằng mái tôn, cột bê tông. Ảnh phải: Một số nhà rông vẫn duy trì mái tranh, cột gỗ truyền thống: nhà rông ở làng Kon Klor, 2019.

  

Ảnh trái: Nhà rông truyền thống ở làng Pley TơNghia. Ảnh phải: Cũng như nhiều dân tộc Tây Nguyên khác: điêu khắc tượng gỗ là văn hóa truyền thống của người Bahnar: giản dị, chân thực, sinh động. Tượng gỗ có ở nhà rông, nhà mồ.


(Còn tiếp) 

Lượt xem: 1644

Các tin khác

NGƯỜI THANH LỊCH

(15/04/2024 09:45:PM)

Cây Nghiến Di sản Lâm Bình

(08/04/2024 11:42:AM)

TÂM THƯ TƯ BẢN

(01/04/2024 11:09:AM)

CÂY KƠ NIA TRÊN ĐẤT TỔ

(30/03/2024 10:36:PM)

THƠ … SẠCH XANH

(21/03/2024 11:51:PM)

PHÙ HỘ

(20/03/2024 03:27:PM)

THI ... ĐUA

(17/03/2024 05:43:AM)

“Khúc nhạc” của rừng

(15/03/2024 06:17:AM)

THỜI SỰ

(10/03/2024 11:43:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE