quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
TẢN MẠN MÔI TRƯỜNG

Trở lại Kontum và Gia Lai sau 20 năm (Phần 2)

Thứ Bảy, 06/07/2019 | 10:39:00 AM

(VACNE) - Kontum miền núi, có trên 10 dân tộc nên có khá nhiều món dưới đồng bằng không có: xôi măng Kontum, cá gỏi kiến vàng, heo quay, vài món thú rừng

 Người Bahnar


Dù định cư trên cùng địa bàn các tỉnh Kontum, Gia Lai nhưng người  Bahnar (hoặc Ba Na) và J’rai (hoặc Gia Rai) khác nhau về nguồn gốc chủng tộc nên ngoại hình, tiếng nói, văn hóa khác nhau. Theo 
Tổng điều tra dân số năm 2009, người Bahnar có gần 230.000 người, tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 người), Kontum (53.997 người), Bình Định (18.175 người), Phú Yên (4.145 người) …Dân tộc Bahnar có không ít người nổi tiếng nhưng tôi chỉ biết 2 người: Anh hùng Núp (quê Gia Lai) và ca sỹ  Siu Blac (quê Kontum).

  


Ảnh trái: Tháng 01/1999 tôi vinh dự được thăm và được nghe Anh hùng Núp nói chuyện. Đây là kỷ niệm không thể quên với thần tượng từ tuổi thiếu niên (bên trái). Tôi vẫn nhớ câu nói sao mà xót xa của Anh hùng Núp nhắc lại lời bác sỹ Y Ngông Niek Dam (người Ehder, nguyên UVTW Đảng, UV HĐ Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội VACNE): Bây giờ đồng bào Tây Nguyên không còn đói muối, nhưng đói cơm, đói thuốc, đói chữ” …Ảnh phải: Với đồng bào Bahnar ở huyện Sa Thầy, trước nhà rông (01/1999). Người Bahna cũng như nhiều dân tộc Tây Nguyên: có dáng thấp, da ngăm, khắc khổ, mặc cảm, ít nói, nghèo ngay trên vùng đất của họ nhưng rất thật thà, không trộm cắp, cướp giật và đặc biệt tính cộng đồng cao; giữa các nhà không có rào, tường phân chia ranh giới như người Kinh (phải).

Tôi cố gắng tìm hiểu: sau 20 năm đồng bào có còn “đói cơm, đói thuốc, đói chữ” không, nhưng mấy ngày mưa to, không đi xa được nên phải đành đến mấy làng dân tộc sát TP Kontum – nơi cuộc sống người Bahnar khá hơn đồng bào vùng sâu.


        


nh trái: Một bác gái Bahnar trịnh trọng với trang phục dân tộc đẹp nhất đi lễ Nhà thờ; Ảnh giữa: Một cô gái Bahnar đã được “đô thị hóa” đứng trước nhà mình tại đường Siu Bleh, TP Kontum. Ảnh phải: Cô gái Bahnar Y Nhi, nhân viên khách sạn: được đào tạo tốt: mến khách, tiếng Anh trôi chảy, có lẽ thuộc thành phần có học vấn khá của cộng đồng.

  


Ảnh trái:  Phụ nữ, trẻ em Bahnar ở làng  Pley T’Nghia ngoại thành Kontum . Người Bahnar ở đô thị đã biết bán hàng (thực phẩm tươi sống) và cô gái lớp 10 đã biết xài smartphone, biết “hello” thật tươi với khách phương xa (Ảnh phải).

Như vậy, ngày nay có lẽ đồng bào hết đói cơm, đã có thuốc, có học. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ các ngôi nhà nhỏ bé, sập xệ và nội thất đơn sơ bên trong khác hẳn với nhà người Kinh sống cùng phố thì dễ nhận ra: họ nghèo; học vấn thấp, nên số người nghèo còn quá cao (Theo báo Kontum: “Năm 2018: toàn tỉnh có 24.236 hộ nghèo người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 36,21% so với tổng số hộ người dân tộc thiểu số toàn tỉnh”).

Ăn gì ở Kontum?

Cái thú nhất khi đi vùng sâu vùng xa là thưởng thức đặc sản bản địa. Dù ngon hay dở cũng đáng ghi nhớ. Kontum miền núi, có trên 10 dân tộc nên có khá nhiều món dưới đồng bằng  không có: xôi măng Kontum, cá gỏi kiến vàng, heo quay, vài món thú rừng (nhưng nếu thực lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường: ta không nên thử). Gỏi lá là một đặc sản gốc Bahnar (nhưng nay người Kinh làm) nếu anh em đến với Kontum nên thử một lần cho biết.

Món này đặc biệt vì làm từ hơn 40 loại lá, rau từ rừng, từ đồng: cải cay, diếp cá, húng quế, quế, mã đề, lá lốt, sung, đinh lăng, ổi, mơ, sâm đất, trâm, chó đẻ răng cưa, vừng, hồng ngọc… (không khác nhiều với các loại rau trong món “bánh tráng Trảng Bàng” ở Tây Ninh). Hiện nay các nhà hàng chỉ đủ 25 - 30 loại nhưng nhất thiết không thể thiếu lá sung, đinh lăng và lá mơ lông. Các món có protein ăn kèm không thể thiếu là da heo thái mỏng trộn thính, tôm sông rang, thịt ba rọi thái chỉ và nước chấm bỗng rượu. Ngoài ra, món ăn này có cần thêm ớt xanh, tiêu rừng rang nguyên hạt, đậu phộng rang. Món gỏi lá Kontum tuy đơn sơ nhưng đã được công nhận là đặc sản Việt Nam (2013) đấy nhé. Tuy nhiên tôi chỉ cảm giác lạ nhưng không mấy đặc sắc; không thể đến lần 2.

  


Ảnh trái:  Quán Gỏi lá nổi tiếng nhất là “Út Cưng”, cạnh bên còn 2 quán khác. 
Ảnh phải:  “Tác giả” háo hức thử món gỏi lá lần đầu trong đời.


   


Ảnh trái: Toàn cảnh món “Gỏi lá Kontum”  cho  mình tôi. Cách ăn: Chọn mỗi lần khoảng 15- 20 loại lá, quấn thành cái phễu rồi cho thịt, tôm, nước chấm vào: cô chủ quán demo cách thao tác (Ảnh phải).

 

Kontum 01/7/2019

 (Còn tiếp)

Lượt xem: 1599

Các tin khác

NGƯỜI THANH LỊCH

(15/04/2024 09:45:PM)

Cây Nghiến Di sản Lâm Bình

(08/04/2024 11:42:AM)

TÂM THƯ TƯ BẢN

(01/04/2024 11:09:AM)

CÂY KƠ NIA TRÊN ĐẤT TỔ

(30/03/2024 10:36:PM)

THƠ … SẠCH XANH

(21/03/2024 11:51:PM)

PHÙ HỘ

(20/03/2024 03:27:PM)

THI ... ĐUA

(17/03/2024 05:43:AM)

“Khúc nhạc” của rừng

(15/03/2024 06:17:AM)

THỜI SỰ

(10/03/2024 11:43:PM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE