quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024

Trái đất "chảy nước" do biến đổi khí hậu

Thứ Ba, 20/05/2014 | 08:34:41 AM

Những hình ảnh Trái đất "chảy nước" dưới đây đã phản ánh rõ sự thay đổi khủng khiếp của biến đổi khí hậu.

Với sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu, mọi "ngóc ngách" của hành tinh chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi nhiều cách khác nhau. Trong đó thì bằng chứng nổi bật nhất thường là những hình ảnh về sự biến mất trên diện rộng của tuyết và băng. Những hình ảnh “trước-sau” dưới đây sẽ phản ánh phần nào ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu của Trái đất.


 
Các nhà khoa học đang rất lo ngại về sự mất mát đáng kể, không kiểm soát của lượng băng vùng Nam Cực. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng mực nước và sẽ tác động lớn tới khí hậu toàn cầu. Nếu tất cả băng ở Tây Nam Cực tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 3,96m. Lúc đó, 73% Miami, 22% thành phố New York, 20% Los Angeles sẽ bị ngập trong biển nước.


Sông băng ở Alaska biến mất thay vào đấy là một lượng nước lớn


Sự biến mất nhanh chóng của dải băng Tây Nam Cực chỉ là một ví dụ cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên diện tích băng trên thế giới. Hầu hết các sông băng đã bị bào mòn và biến mất vào thế kỷ trước.

Hình ảnh bên trái là bức ảnh chụp sông băng Muir Glacier ở Alaska vào cuối thế kỷ XIX. Nhưng sông băng Muir Glacier ngày nay đã trở nên như thế này (ảnh phải).


Một vài trong số đó bắt nguồn từ sự vận động tự nhiên của băng. Tuy nhiên những dòng biển ấm chảy từ đáy đại dương đã làm tăng tốc độ tan chảy này.

Vết nứt lớn xuất hiện ở rìa phía Tây lớp băng đảo Pine.


Hình ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy, sự biến đổi nhanh chóng của các sông băng cũng như vùng đóng băng trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ hàng thập kỉ cho đến chỉ... vài tháng. Một ví dụ điển hình là lớp băng thuộc đảo Pine của Nam Cực - vùng băng được cho là có tốc độ tan nhanh nhất Nam Cực. Các nhà khoa học lo lắng rằng, điều này sẽ có tác động rất lớn đến mực nước biển.


Tảng băng tách ra từ vết nứt của đảo Pine.


Người ta đã theo dõi lại được quá trình tan băng của đảo Pine. Theo đó cứu khoảng 5-6 năm lại có một tảng băng lớn bị tách ra khỏi lớp băng dày của đảo. Điều đáng chú ý là có vẻ như thời gian băng tan đang dần rút ngắn lại trong khi diện tích băng trôi ngày một tăng lên. Hình ảnh trên cho thấy một tảng băng với diện tích bằng diện tích thành phố Manhattan của Mỹ đang tách khỏi đảo Pine. Tảng băng này lớn hơn gấp đôi tảng băng trôi tách ra trước đó.

Tan băng ở sông băng Petermann.


Sự tách rời của những tảng băng với diện tích lớn này cũng xảy ra ở nhiều nơi khác. Vào năm 2010, một tảng băng với diện tích gấp 4 lần thành phố Manhattan đã tách khỏi sông băng Petermann ở Greenland.



Điều này được cho là kết quả của phần nước ấm được đẩy lên từ dưới đáy biển sâu. Chỉ không đầy 2 năm sau, một tảng băng khổng lồ khác cũng bị tách khỏi “lưỡi băng” của chính dòng sông băng này. Lần băng vỡ này được các nhà khoa học nhận định đã ăn vào sâu bên trong đất liền, hơn nhiều so với tất cả các lần băng tan trước đó.

Băng của sông Muir tại Alaska tan gần như hoàn toàn.


Ở một số nơi, quá trình tan băng đã được hoàn tất trong thế kỷ trước. Những vùng sông băng trước đây giờ đã biến mất, thay vào đó là một khung cảnh hoàn toàn khác.


Những khối băng khổng lồ tại sông băng Pedersen (Alaska) đã biến mất, thay vào đó là đồng cỏ xanh.


Có sông băng biến thành những hồ nước lớn, một số khác giờ được bao phủ bởi nhiều loại thực vật thân cỏ. Trong khoảng thời gian gần một thế kỷ, vô số các sông băng và vùng đất đóng băng cũ đã "khoác tấm áo mới". Những bức ảnh so sánh trước và sau dễ dàng khiến nhiều người choáng ngợp bởi sự thay đổi của địa hình.

Sông băng Cotopaxi.


Các lớp băng bao phủ trên các ngọn núi lớn cũng gặp hiện tượng tương tự. Sông băng Cotopaxi nằm trên đỉnh một trong những ngọn núi lửa còn hoạt động cao nhất thế giới nằm ở Ecuador cũng đang tan chảy với tốc độ đáng sợ. Trong khoảng từ năm 1956 - 1976, độ lớn của lớp băng giảm đến 30%. Con số này tăng lên 38,5% trong khoảng thời gian từ 1976 - 2006.

Hình ảnh cho thấy băng tan trên đỉnh Matterhorn.


Lượng nước chảy ra từ việc băng trên các ngọn núi tan hàng năm ngày càng lớn. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả như lũ lụt hay xói mòn đất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân xung quanh. Matterhorn - một trong những đỉnh núi cao nhất của châu Âu nằm trong dãy Alps đang bị xói mòn nghiêm trọng. Đây là kết quả của sự tan chảy của băng trên đỉnh núi.

Hình ảnh băng tan chảy ở sông băng Alaska.


Những hình ảnh trên đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất về tác hại của biến đổi khí hậu đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Cứ với tốc độ như vậy, nhiều thành phố trên thế giới bao gồm cả Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ "chìm nghỉm" dưới mực nước biển. Bởi vậy, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường để thay đổi viễn cảnh tương lai tối tăm này.

Theo Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp theo Business Insider, Wikipedia, Tri Thức Trẻ)

Lượt xem: 2614

Các tin khác

Những tiên cảnh sắp biến mất do nước biển dâng

(04/06/2014 09:57:AM)

Công trình xanh ứng phó biến đổi khí hậu

(29/05/2014 10:18:PM)

Hè 2014 có thể nóng kỷ lục

(29/05/2014 07:49:AM)

Thiên tai gây thiệt hại 500 tỷ đồng

(28/05/2014 10:03:AM)

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Không có ranh giới hành chính

(27/05/2014 08:30:AM)

Biển biếc, đất lành thời biến đổi khí hậu

(24/05/2014 02:39:PM)

Trao giải cuộc thi “Biến đổi khí hậu – Hành động của em”

(23/05/2014 12:33:PM)

Poster cảnh báo trái đất đang "bốc hỏa"

(22/05/2014 09:39:AM)

Tháng 4 nóng nhất trong hơn 130 năm qua

(22/05/2014 01:01:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE