quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
HOẠT ĐỘNG HỘI VACNE

Tóm tắt hoạt động khoa học công nghệ, tư vấn của Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) - Hội viên VACNE năm 2017

Thứ Bảy, 06/01/2018 | 12:47:00 PM

(VACNE) - Văn phòng Hội vừa nhận được Báo cáo của PGS. TS Lê Trình về hoạt động của đơn vị trực thuộc VACNE trong năm 2017. Xin đăng tải một số thông tin để trao đổi

 TÓM TĂT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, TƯ VẤN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN (VESDEC) NĂM 2017 – HỘI VIÊN VACNE

Tiếp nối truyền thống làm việc chuyên nghiệp, hợp tác, nghiêm túc từ nhiều năm qua, trong năm 2017 Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) – Hội viên Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) đã nhận và thực hiện nhiều dự án, đề tài trong nước và quốc tế về về nghiên cứu ĐTM, giám sát môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Một số kết quả chính được tóm tắt dưới đây.

1. Triển khai và hoàn thành nghiên cứu ĐTM cho các dự án Đoạn III và Đoạn IV Dự án Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh (TP HCM) là trung tâm đô thị lớn nhất nước với 9,0 triệu dân hiện nay có thể lên đến 13,8 triệu dân vào năm 2025. Đây cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và là trục giao thông quan trọng nối các tuyến cao tốc Bắc – Nam và Tiểu Vùng Mekong mở rộng (GMS). Tuy nhiên hiện nay hạ tầng giao thông trong vùng kém phát triển trong khi lượng xe trong các quận trung tâm đang và sẽ tăng nhanh gây áp tắc giao thông, ô nhiễm môi trường vùng trung tâm TP và cản trở phát triển KT-XH.

Chính vì vậy, đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3 (VĐ3) chạy ven thành phố là dự án ưu tiên chiến lược trong Quy hoạch phát triển GTVT của TP Hồ Chí Minh.

           

                  Hướng tuyến đường VĐ TP HCM (Đoạn III và IV là các đoạn màu đỏ)

Đường VĐ3 dài 98,96 km, bao gồm 4 đoạn:

Đoạn I: Từ Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đến Tân Vạn (tỉnh Bình Dương) 34,30 km: đã được thẩm định báo cáo nghiên cứ khả thi (FS), đang được KEXIM (Hàn Quốc) xem xét tài trợ.

Đoạn II: Từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) 16,70 km: đã xây dựng, bắt đầu hoạt động.

Đoạn III: Từ Bình Chuẩn đến quốc lộ 22 (QL22) 19,10km do ADB tài trợ đang được FS.

Đoạn IV: Từ QL22 đến Bến Lức (tỉnh Long An) 28.86km do ADB tài trợ đang được FS

Theo hợp đồng với Công ty CGG từ tháng 01/2017 đến nay VESDEC đã triển khai nghiên cứu và lập 2 báo cáo ĐTM riêng rẽ cho 2 đoạn III và IV. Nghiên cứu ĐTM bao gồm thu thập thông tin, khảo sát các hệ sinh thái cạn, sinh thái nước, các công trình nhạy cảm (tôn giáo, lịch sử, văn hóa, mồ mả, khu dân cư) và thu mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường; triển khai các mô hình dự báo phát tán ô nhiễm không khí (mô hình AERMOD), ô nhiễm ồn (SOUND32) theo tuyến theo các kịch bản gia tăng phương tiện giao thông; nghiên cứu tác động do biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính…  và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, lập Kế hoạch quản lý môi trường (EMP). Bản thảo 2 báo cáo ĐTM (mỗi báo cáo trên 500 trang) đã được hoàn thành vào 31/7/2017; bản chính thức theo quy định của BộTN&MT đã được hoàn thành trong tháng 10/2017. Các báo cáo đã được dịch ra tiếng Anh.

            

Sơ đồ vị trí các điểm khảo sát, thu mẫu môi trường phục vụ nghiên cứu ĐTM Đoạn III (từ Bình Chuẩn đến QL22)

  

Cán bộ VESDEC thu mẫu không khí, đo dộ ồn độ rung (trái); thu mẫu thủy sinh (phải) tại hiện trường để đánh giá hiện trạng môi trường vùng ven tuyến đường.

 

 

                 Các dạng sinh cảnh của 2 trong số 17 đoạn dọc 2 Đoạn đường đã được xác định.

 

           Dự báo của VESDEC về mức ô nhiễm ồn vào năm 2045 ở Đoạn III

       

Dự báo của VESDEC về mức độ ô nhiễm SO2 vào năm 2045 ở Đoạn IV 

 

 Mức độ ngập ở các xã ven 2 Đoạn III và IV vào năm 2050 do BĐKH 

 

2. Triển khai “Giám sát môi trường độc lập Dự án ADB: Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành – GĐ xây dựng

Dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do ADB và JICA tài trợ là dự án giao thông có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay (gần 1,7 tỷ USD cho tuyến đường 58,5 km và 2 cầu lớn, nhiều cầu nhỏ). VESDEC là đơn vị trúng thầu tư vấn Giám sát môi trường độc lập (EEMC- Gói thầu C2) với thời hạn 5 năm (2015 - 2019). Mỗi năm VESDEC điều động 1 chuyên gia quốc tế, 3 chuyên gia trong nước và nhiều cán bộ hỗ trợ thực hiện công tác này.

Từ tháng 4 đến tháng 8/2017 các chuyên gia giám sát môi trường của VESDEC đã đọc, góp ý, đánh giá trên 100 báo cáo môi trường do Ban QLDA, các Tư vấn Giám sát xây dựng và 8 nhà thầu giao nộp; đã khảo sát thực địa tại 8 gói thầu; đã tham vấn UBND các huyện và nhân dân ven các công trường xây dựng.

Từ kết quả khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng và kiểm tra các hồ sơ tài liệu của Ban QLDA và của các nhà thầu, VESDEC đã xây dựng Báo cáo “Giám sát môi trường độc lập” (tiếng Anh, tiếng Việt, trên 500 trang/mỗi báo cáo) đánh giá chi tiết, rõ ràng về sự tuân thủ EMP của Ban QLDA, các Tư vấn Giám sát xây dựng và 8 nhà thầu. Báo cáo được giao nộp cho Ban QLDA và ADB (7/2017) và đã được chỉnh sửa theo góp ý của ADB. Báo cáo đã được ADB phê duyệt và công bố trên website ADB (8/2017).

 

 

                         

     Bể lắng tại trạm trộn bê tông của 1 gói thầu đã bị vỡ.     Cầu lớn đang được xây dựng tại Gói J3.

 

 

  

Các chuyên gia VESDEC họp kiểm tra công tác quản lý môi trường với Nhà thầu Gói J3
(
JO Sumitomo Mitsui – CIENCO4)


                                
Tham vấn hộ bị ảnh hưởng do xây dựng tại Gói A2-2 

 

Như vậy trong 20 năm qua, với sự chủ trì của Viện trưởng, VESDEC đã hoàn thành nghiên cứu ĐTM và giám sát môi trường cho phần lớn (trên 20) dự án cảng hàng không quy mô lớn:  CHK quốc tế Long Thành (dự án JICA), CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất (dự án JICA), Nhà ga Quốc tế T2 – CHK Quốc tế Nội Bài (dự án JICA), CHK Quốc tế Cần Thơ; các CHK Vinh, Phú Yên, Pley Ku, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt, Côn Đảo, Phú QuốcCùng với các nghiên cứu ĐTM, quan trắc môi trường 5 đường cao tốc, 5 cảng nước sâu VESDEC là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực ĐTM và giám sát môi trường cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ngành giao thông dường bộ, đường không, đường thủy.


3. Thực hiện Dự án Hỗ trợ các mô hình quản lý an toàn chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Giai đoạn 2016 -2020

Hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Vĩnh Long. Mỗi năm nông dân trong tỉnh đưa vào môi trường trăm tấn bao bì chứa hóa chất BVTV. Đây là chất thải nguy hại nên có khả năng tác động xấu đến sinh thái và sức khỏe nhân dân. Vì vậy UBND và SởTN&MT tỉnh đã giao VESDEC nhiệm vụ thực hiện Dự án có tiêu đề trên. Dự án được triển khai từ tháng 10/2016 và hoàn thành xuất sắc vào tháng 10/2017.

Sau 1 năm thực hiện Dự án đã mang lại các kết quả chính:

(i) Đã xác định các loại hóa chất BVTV thường được sử dụng trên địa bàn tỉnh, cách sử dụng; liều lượng hóa chất ở 3 vùng canh tác điển hình: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh màu và vùng chuyên canh cây ăn trái tại 28 xã.

(ii)  Đã xác định các phương pháp quản lý, xử lý bao bì chứa hóa chất BVTV sau sử dụng ở 3 vùng canh tác điển hình: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh màu và vùng chuyên canh cây ăn trái tại 28 xã.

(iii) Đã lập các mô hình quản lý, xử lý an toàn bao bì chứa hóa chất BVTV sau sử dụng, bao gồm các bước: thu gom, tạm trữ, vận chuyển và xử lý (thiêu đốt).

(iv) Đã lập nhiều dự án đầu tư về kiểm soát hóa chất BVTV và xử lý bao bì chứa hóa chất BVTV;

 (v)  Đã triển khai thực tế trên đồng ruộng các mô hình thu gom, tạm trữ và vận chuyển tại 3 vùng canh tác ở 4 xã điển hình với sự tham gia của nhân dân, chính quyền địa phương, nhà tài trợ, đơn vị khoa học, cơ quan truyền thông. Đây là 1 trong các tỉnh đầu tiên triển khai thực tế trên đồng ruộng đồng thời tất cả các bước trong quy trình quản lý bao bì chứa hóa chất BVTV;

 (vi) Đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho nhân dân tại 4 xã điển hình về quản lý và xử lý an toàn bao bì chứa hóa chất BVTV.  

 


Đổ bỏ không an toàn bao bì chứa hóa chất BVTV sau sử dụng (trái) Tỷ lệ các biện pháp xử lý bao bì chứa hóa chất BVTV ở xã Phước Hậu -Vĩnh Long (phải).

  

         

Tỷ lệ về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn của các cơ quan chức năng theo khảo sát ở các xã và toàn tỉnh Vĩnh Long (trái)  Triển khai mô hình quản lý an toàn bao bì chứa hóa chất BVTV trên đồng ruộng Vĩnh Long (phải).

        

Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý an toàn bao bì chứa hóa chất BVTV cho các xã chuyên canh lúa, màu, cây ăn trái.


4. Hoàn thành giám sát môi trường Dự án thủy điện Trung Sơn

Từ năm 2013 đến 2017 theo hợp đồng với AECOM New Zealand tổ chuyên gia môi trường của VESDEC do ThS Nguyễn Minh Giảng là tổ trưởng đã triển khai giám sát môi trường liên tục hàng ngày cho Dự án thủy điện Trung Sơn (công suất 250 MW trên sông Mã) theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Thế giới (WB). Từ đầu năm 2017, lần lượt bốn tổ máy được đưa vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia, đáp ứng tiến độ ban đầu của dự án đề ra. Các công tác giám sát môi trường chính trong năm 2017 bao gồm: giám sát công tác hoàn thổ mặt bằng một số mỏ khai thác đất đá, san ủi và làm mặt bằng các bãi thải chất thải xây dựng, phá dỡ các khu lán trại và văn phòng, phục hồi cảnh quan, thu gom và xử lý nước thải.

Dự án thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện đầu tiên của Việt Nam được WB cho vay tín dụng, trong đó phía Việt Nam được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách về bảo vệ môi trường và xã hội (safeguard policies) của WB và Việt Nam. Trong suốt thời gian thực hiện dự án, công tác quản lý môi trường tại các công trình chính của thủy điện Trung Sơn được WB đánh giá tốt, đáp ứng các yêu cầu về chính sách môi trường và xã hội của tổ chức này và quy định của Việt Nam.

Như vậy VESDEC đã hoàn thành tốt đẹp công tác giám sát môi trường trong 5 năm (2013-2017) tại Dự án thủy điện Trung Sơn. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong 5 năm tại một dự án lớn, VESDEC hy vọng tiếp tục nhận được các nhiệm vụ ĐTM và giám sát môi trường các công trình thủy điện.

    

      Giám sát môi trường hoạt động bãi thải                             Giám sát an toàn hoạt động kho mìn

  

 

          Nhà máy thủy điện Trung Sơn tại Quan Hóa – Thanh Hóa bắt đầu hoạt động,2017

 

 

5.  Triên khai và hoàn thành ĐTM Dự án thủy điện Nước Chè

Dự án thủy điện Nước Chè có công suất 30 MW dự kiến được xây dựng trên sông Nước Chè – 1 nhánh của sông Dakmi và nằm ở thượng lưu nhà máy thủy điện Dakmi 4. Các công trình của dự án nằm trên 2 xã thuộc huyện Phước Sơn – tỉnh Quảng Nam.

Theo HĐ với Công ty Green Mekong Co. từ tháng 9/2017 VESDEC cử Đoàn khảo sát bao gồm các chuyên gia sinh thái, thủy văn, địa chất, xã hội và ĐTM khảo sát thực địa vùng dự án và chung quanh. Các chủ đề nghiên cứu, khảo sát thực địa là: hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nước, đa dạng sinh học, hiện trạng chất lượng môi trường; các dân tộc tại chỗ và KT-XH các xã vùng có thể bị tác động. Từ tháng 10 đến tháng 12/2017: Đoàn ĐTM đã nghiên cứu dự báo cáo tác động đến sinh thái rừng, thay đổi dòng chảy, dòng chảy tối thiểu, biến đổi khí hậu; tác động đến đồng bào dân tộc (Giẻ Chiêng) và nêu các biện pháp giảm thiểu tác động xấu. Báo cáo ĐTM (trên 450 trang) đã được hoàn thành vào 12/2017.

 


Bản đồ vị trí thủy điện Nước Chè trong lưu vực Vu Gia -Thu Bồn

 

 

  
Hiện trạng HST rừng ven suối Nước Chè

 

 

 Sơ đồ phân bố các sinh cảnh vùng hồ chính

 

 

 

 

 Trẻ em đồng bào Giẻ Chiêng vùng dự án

 

Nếu đơn vị, cá nhân nào quan tâm về: Đánh giá tác động môi trường, ĐMC, giám sát môi trường, kiểm toán môi trường, quy hoạch BVMT, biên dịch tài liệu môi trường và đào tạo về các lĩnh vực trên, xin mời liên hệ:

Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC)

179, Bạch Đằng, P.2. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh và B19, Lô 9, Khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, TP Hà Nội.

ĐT: 098-2619336; E.mail: trinhlt@vesdec.com.vn và  hcm@vesdec.com.vn;  Website: vesdec.com.vn


Nguồn tin: Văn phòng VESDEC, 12/2017.

Lượt xem: 4187

Các tin khác

Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(13/01/2025 02:36:PM)

Thống kê số lượt truy nhập hàng ngày trên Website VACNE tháng 12/2024

(09/01/2025 09:45:AM)

Phóng sự ảnh về tổng kết chương trình vì môi trường xanh quốc gia năm 2024

(06/01/2025 09:28:AM)

Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe thị dân và thích ứng với BĐKH

(02/01/2025 11:27:AM)

Tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024”

(30/12/2024 02:14:PM)

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

(23/12/2024 12:23:AM)

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(16/12/2024 12:32:PM)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới – kinh nghiệm từ vacne

(13/12/2024 02:58:PM)

Hy vọng những đóng góp thiết thực của Chương trình NCKH cấp quốc gia NET ZERO

(12/12/2024 11:50:AM)

VIDEO

Tự hào 35 năm VACNE

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE