Tiêu dùng xanh, bền vững là việc mua, sử dụng, tuyên truyền hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường và không gây nguy cơ cho sức khỏe con người.
I. Khái niệm và vị trí, vai trò của tiêu dùng xanh
1. Về khái niệm
Theo định nghĩa tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” ngày 01/10/2021 (“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh) thì:
Tiêu dùng xanh, bền vữnglà việc mua, sử dụng, tuyên truyền hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường và không gây nguy cơ cho sức khỏe con người để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau[1].
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn, Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
2. Về vị trí, vai trò
Như chúng ta đã biết, Tiêu dùng xanh là một trong những thành tố tạo nên tiêu dùng bền vững và góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh đã được phê duyệt tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Với mục tiêu tổng quát, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu[2]. Theo đó, Tiêu dùng xanh là một trong bốn mục tiêu lớn, cụ thể được đặt ra tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh bao gồm các mục tiêu:
Thứ nhất, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP;
Thứ hai, xanh hóa các ngành kinh tế;
Thứ ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững;
Thứ tư, xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Giữa các mục tiêu được nêu trên không tồn tại một cách rời rạc mà có sự tác động, tương hỗ lẫn nhau. Theo đó, việc thực hiện các hành động cụ thể, tiến đến hoàn thành mỗi mục tiêu cụ thể sẽ đồng thời góp phần thực hiện được các mục tiêu còn lại. Do đó, các biện pháp, giải pháp thực hiện phải được tiến hành một cách đồng thời, đồng bộ để có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
I. Khái niệm và vị trí, vai trò của tiêu dùng xanh
1. Về khái niệm
Theo định nghĩa tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” ngày 01/10/2021 (“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh) thì:
Tiêu dùng xanh, bền vữnglà việc mua, sử dụng, tuyên truyền hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường và không gây nguy cơ cho sức khỏe con người để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau[1].
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn, Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
2. Về vị trí, vai trò
Như chúng ta đã biết, Tiêu dùng xanh là một trong những thành tố tạo nên tiêu dùng bền vững và góp phần vào mục tiêu tăng trưởng xanh đã được phê duyệt tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Với mục tiêu tổng quát, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu[2]. Theo đó, Tiêu dùng xanh là một trong bốn mục tiêu lớn, cụ thể được đặt ra tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh bao gồm các mục tiêu:
Thứ nhất, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP;
Thứ hai, xanh hóa các ngành kinh tế;
Thứ ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững;
Thứ tư, xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Giữa các mục tiêu được nêu trên không tồn tại một cách rời rạc mà có sự tác động, tương hỗ lẫn nhau. Theo đó, việc thực hiện các hành động cụ thể, tiến đến hoàn thành mỗi mục tiêu cụ thể sẽ đồng thời góp phần thực hiện được các mục tiêu còn lại. Do đó, các biện pháp, giải pháp thực hiện phải được tiến hành một cách đồng thời, đồng bộ để có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra.