quản lý tòa nhà

logo Tạp chí TNMT-VACNE Vì Môi trường Xanh Quốc gia 2024
DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG

Thuế môi trường và phí môi trường: Thu cả đôi?

Thứ Tư, 17/03/2010 | 08:28:00 PM

ThienNhien.Net – Ngoài những thảo luận xoay quanh nhóm đối tượng chịu thuế, câu chuyện thuế môi trường và phí môi trường tiếp tục là đề tài hâm nóng cuộc hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật thuế môi trường được tổ chức tại Vĩnh Phúc mới đây

.
 

Đồng ý với một số ý kiến trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền cho rằng, đã thu thuế môi trường rồi thì không thu phí nữa. Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lại chỉ rõ, có sự khác nhau về tính chất giữa thuế môi trường và phí môi trường. Nếu thuế môi trường hướng đến sản phẩm gây tác động xấu về môi trường khi sử dụng thì phí môi trường lại đánh vào nguồn gây ô nhiễm khi sản xuất. Vì vậy, vẫn phải áp dụng cả phí môi trường và thuế môi trường ở những công đoạn khác nhau, với những đối tượng khác nhau.
 
Trả lời Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 16/3, ông Vũ Văn Trường, Trưởng ban soạn thảo Luật thuế môi trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính cũng giải thích rõ, thuế môi trường và phí môi trường là hai loại rất khác nhau. Thuế môi trường thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước. Đó là khoản thu điều tiết vào hành vi tiêu dùng, có thể khiến người tiêu dùng chuyển từ mua một hàng hóa nào đó có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sang dùng loại hàng hóa khác, thân thiện với môi trường hơn.

Trong khi đó, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là chủ thể xả chất thải ra môi trường, không phân biệt chất thải đó phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay từ sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình, cá nhân.
 
Mặt khác, thuế môi trường là khoản thu được cộng vào giá bán sản phẩm, có tính ổn định, trong khi mức thu phí bảo vệ môi trường được xác định tùy theo mức độ độc hại của chất thải và khả năng hấp thu chất thải của khu vực xả thải, không có tính ổn định cao…
 
Liên quan đến nhóm đối tượng chịu thuế, ông Trường cho biết, bản dự thảo lần này liệt kê 5 nhóm đối tượng phải chịu thuế môi trường, gồm: xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp (túi ni lông), thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng. So với bản dự thảo đầu tiên thì lần này có sự thay đổi về đối tượng chịu thuế, rút xuống 5 nhóm đối tượng so với 8 nhóm trước đó.
 
Một số đại biểu đề nghị, cần mở rộng đối tượng chịu thuế, không nên bó hẹp trong 5 nhóm đối tượng, đặc biệt, không nên rút các sản phẩm pin, ắc quy, thuốc lá, dung môi (dùng trong sản xuất sơn), thuốc trừ sâu, xi măng…ra khỏi danh sách đối tượng chịu thuế vì chúng tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết, các sản phẩm này đã có cơ chế thu hồi để tái sử dụng nên sẽ không được đưa vào diện chịu thuế.
 
Giá thuế của các đối tượng chịu thuế lần này cũng có nhiều thay đổi, xăng dầu chỉ còn chịu mức thuế từ 1.000-4.000 đồng/lít (giảm 2.000 đồng/lít so với trước đây); nhiên liệu bay cũng chỉ còn 1.000-3000 đồng/lít (giảm 3.000 đồng/lít); dầu và than giữ nguyên (dầu từ 300-2.000 đồng/lít, than từ 6.000-30.000 đồng/tấn); dung dịch HCFC tăng 2.000 đồng/kg (từ 1.000-5.000 đồng/kg); túi nhựa 20.000-30.000 đồng/kg và thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng từ 500-5.000 đồng/kg.
 
Trong số các nhóm đối tượng chịu thuế, xăng dầu là “nhóm hàng” gây tranh cãi hơn cả. Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế xăng từ 1.000 – 4.000 đồng/lít có thể khiến giá xăng dầu bị đẩy lên cao, và vô hình chung sẽ gây áp lực hoặc trở thành gánh nặng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Vũ Văn Trường khẳng định, mặt hàng này sẽ không tăng giá khi áp thuế môi trường vì khi đó, xăng dầu không phải không phải nộp thuế “tiêu thụ đặc biệt”.
 
Liên quan đến thắc mắc vì sao dầu diesel gây nguy hại hơn xăng nhưng lại chịu mức thuế suất nhỏ hơn (diesel chịu thuế suất từ 500-2.000 đồng/lít), ông Trường cho hay, do đối tượng sử dụng dầu diesel chủ yếu là ngư dân đánh cá, vận tải hàng hóa và vận tải đường sắt nên nếu áp thuế môi trường cao hơn sẽ ảnh hưởng đến dân sinh vì các mặt hàng khác sẽ tăng giá theo.
 
Theo nhận xét của nhiều đại biểu tham dự hội thảo, dự thảo luật lần này đã khắc phục nhược điểm bỏ sót hay tính thuế nhiều lần đối với cùng một mặt hàng; nội dung tiệm cận với thực tế và giải quyết những bức xúc liên quan tới môi trường…

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chỉ rõ, dự thảo quá thu hẹp phạm vi đối tượng chịu thuế hoặc chưa linh hoạt trong việc áp dụng hoặc xét miễn giảm cho từng đối tượng chịu thuế như: doanh nghiệp có đầu tư thiết bị sản xuất và xử lý chất thải hiện đại, sản phẩm có tỷ lệ nội địa cao...
 
Hiện Luật Thuế môi trường đang được gấp rút hoàn thiện, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 11/2010 và sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2012.

 

Minh Hằng tổng hợp
 
(Thiennhien Net, 17/3/2010)

Lượt xem: 1619

Các tin khác

Việt Nam ủng hộ có thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhự

(25/04/2024 07:01:AM)

Căn bản về tái hoang dã

(22/04/2024 08:37:AM)

Một nền kinh tế xanh cần nhiều thứ hơn chỉ là trợ cấp

(20/04/2024 06:23:AM)

Thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng xanh, bền vững

(03/04/2024 07:56:AM)

Nước đã cạn

(30/03/2024 06:46:AM)

Bảo vệ môi trường – Nền tảng để phát triển kinh tế bền vững

(28/03/2024 07:08:AM)

Chuyển đổi xanh trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

(26/03/2024 05:49:AM)

Một số suy nghĩ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang phát triển dựa vào hệ sinh thái, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn - Từ phân tích thực

(25/03/2024 06:28:AM)

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam

(24/03/2024 06:05:AM)

VIDEO

Truyền hình TN-MT Số 03: Bảo tồn Cây Di sản, Anh hùng ĐDSH, ...

Xem thêm

TRANG VÀNG MÔI TRƯỜNG VACNE